5. Mức độ phù hợp về mặt hình thức của khóa luận:
4.1.8. Tỷ lệ lạm phát (INF)
Hình 4.14. Tỷ lệ lạm phát quốc gia
Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ Excel Dựa trên số liệu thống kê mô tả, tỷ lệ lạm phát trung bình của Việt Nam đạt
0.0764, độ lệch chuẩn đạt 0.0645. Trong đó, tỷ lệ lạm phát cao nhất đạt 0.2311 trong năm 2008 và tỷ lệ lạm phát thấp nhất đạt 0.0087 trong năm 2015.
Sau cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2009, trong bối cảnh nền kinh tế trong nƣớc và trên thế giới gặp nhiều khó khăn nhƣng mức độ lạm phát đã đƣợc nƣớc ta kiểm soát tốt và vừa với tốc độ tăng trƣởng kinh tế quốc gia. Đây đƣợc xem là một thành tích lớn trong việc chỉ đạo và điều hành kinh tế vĩ mô của nhà nƣớc ta. Từ năm 2009 đến 2011, lạm phát trong nƣớc vẫn tiếp diễn và tăng cao, đạt mức 18.13% trong năm 2011 và đây đƣợc xem là mức tăng trƣởng cao thứ 2 chỉ sau năm 2008 (đạt mức 23.12%). Nguyên nhân là do đầu tƣ đặc công khu vực doanh nghiệp nhà nƣớc kém hiệu quả, sự phụ thuộc quá mức vào tín dụng của hệ thống tài chính yếu kém bị chi phối bởi NHNN. Từ nguyên nhân đƣợc nêu trên, trong năm tiếp theo, NHNN đã chủ động trong việc điều hành và sử dụng linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ cùng với sự phối hợp của các chính sách tài khóa, do đó lạm phát đã đƣợc kéo giảm còn 6.81% trong năm 2012 và tiếp tục giảm xuống mức 0.63% vào năm 2015. Đây đƣợc xem là sự thành công lớn trong việc giữ mức lạm phát ở mức ổn định thậm chí ở mức thấp hơn so với kế hoạch đề ra, đạt đƣợc nhiều
thành công trong việc giữ vững kinh tế vĩ mô, thị trƣờng ngoại hối, biến động tỷ giá,… Năm 2016, lạm phát tăng cao trở lại so với năm 2015 (đạt 3.24%) nhƣng đƣợc xem là thấp hơn so với giai đoạn 2008 – 2013 và vẫn đáp ứng đƣợc mục tiêu giới hạn là 5%, nguyên nhân lạm phát tăng trong năm này là do Thông tƣ liên tich số 37 hiệu lực ngày 01/03/2016 khiến cho các mặt hàng y tế tăng 75.57% khiến cho giá dịch vụ y tế tăng lên kéo theo chỉ số CPI (chỉ số đo lƣờng lạm phát) tăng 2.7% (Tổng cục thống kê, 2017). Năm 2017, tỷ lệ lạm phát tăng khoảng 0.28% so với năm 2016, đạt đƣợc mục tiêu Quốc hội đề ra là dƣới 4%, khi đó Việt Nam có thêm một năm với nền kinh tế ổn định cùng với mức tăng trƣởng kinh tế GDP cao nhất so với những năm vừa qua. Đây đƣợc xem là một thắng lợi to lớn cho Việt Nam. Năm 2018, tỷ lệ lạm phát quốc gia đạt mức 3.54%, hoàn thành chỉ tiêu dƣới 4% theo yêu cầu Quốc hội đề ra nhƣng lại cao hơn 0.02% so với năm 2017. Năm 2019, lạm phát tại Việt Nam đạt 2.80% và đƣợc xem là mức thấp nhất kể từ năm 2016.