5. Mức độ phù hợp về mặt hình thức của khóa luận:
4.1.7. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP)
Hình 4.13. Tốc độ tăn trưởng kinh tế quốc gia
Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ Excel
Dựa trên số liệu thống kê mô tả, tốc độ tăng trƣởng trung bình của Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2019 đạt mức trung bình 0.0618. Trong đó giá trị lớn nhất là 0.0707 thuộc về năm 2018 và giá trị thấp nhất 0.0524 thuộc về năm 2012. Do sự ảnh hƣởng sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cơ cấu kinh tế có nhiều sự thay đổi thì có thể xem đây là mức tăng trƣởng khá tốt trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, trong năm 2009, tốc độ tăng trƣởng kinh tế quốc gia đạt mức 5.4%, vƣợt qua mục tiêu 5% kế hoạch đặt ra và là mở đầu cho sự thành công trong việc khôi phục nền kinh tế. Năm 2010, trong bối cảnh kinh tế trong nƣớc còn gặp nhiều khó khăn sau cuộc khủng hoảng tài chính nhƣng mức tăng trƣởng kinh tế khá cao, đạt mức 6.42% so với năm 2009, đây đƣợc xem là năm khởi sắc cho nền kinh tế do sản xuất kinh doanh của các ngành, lĩnh vực đều tăng trở lại, ngành công nghiệp vẫn giữ mức ổn định, xuất khẩu hàng hóa đạt kim ngạch cao và hoạt động du lịch phát triển trở lại. Năm 2011, tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt 6.24%, thấp hơn mức tăng trƣởng kinh tế năm 2010 khoảng 0.18% nhƣng xét trong tình hình kinh tế, nhà nƣớc đang tập trung kiềm chế lạm phát và tình hình sản xuất kinh doanh trong nƣớc vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Do đó mức tăng trƣởng nhƣ trên đƣợc xem là khá cao và hợp lý.
Năm 2012, tốc độ tăng trƣởng kinh tế là 5.25%, thấp hơn so với giai đoạn 2009 – 2011, trong bối cảnh nhà nƣớc đang áp đặt chính sách kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô nhƣng hệ quả của chính sách này là tăng trƣởng kinh tế bị suy giảm so với những năm trƣớc đó. Trong giai đoạn 2013 – 2015, nền kinh tế Việt Nam tăng trƣởng nhanh và bắt đầu ổn định, tiếp tục phục hồi nên mức tăng trƣởng đạt trong khoảng 5.4% - 6.9%. Năm 2016, tốc độ tăng trƣởng kinh tế là 6.21% và không đạt mục tiêu đề ra là 6.7%, nguyên nhân là do bối cảnh nền kinh tế năm này lại rơi vào khó khăn do thời tiết, môi trƣờng diễn biến phức tạp, giá cả thƣơng mại toàn cầu giảm, chuyển giao thế hệ lãnh đạo nên tốc độ 6.21% đƣợc xem là một thành công đối với Việt Nam. Năm 2017, tốc độ tăng trƣởng đạt 6.81% và đƣợc xem là mức tăng trƣởng cao nhất từ trƣớc đến nay. Với mức tăng trƣởng này, nền kinh tế Việt Nam đã đạt đƣợc mục tiêu do quốc hội đề ra, vƣợt qua mọi dự báo và mục tiêu kỳ vọng, trong đó khu vực công nghiệp – xây dựng đóng vai trò chủ lực (khoảng 74%) vào quy mô nền kinh tế. Năm 2018, mức tăng trƣởng kinh tế đạt 7.08%, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 14,57% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,28%; khu vực dịch vụ chiếm 41,17%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,98%. Cụ thể, sự chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế là điểm nhấn tích cực trong năm 2018, đóng góp 0,65 điểm phần trăm vào giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế (nông nghiệp và thủy sản lần lƣợt đóng góp 0,37% và 0,23%), qua đó, góp phần tăng năng suất lao động và rút ngắn khoảng cách năng suất với khu vực công nghiệp. Các yếu tố chính tạo nên sự tăng trƣởng này là nhờ vào hiệu ứng từ sự chuyển dịch cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng, ứng dụng khoa học công nghệ và mở rộng thị trƣờng xuất khẩu. Trong năm 2019, Việt Nam đạt mức tăng trƣởng ấn tƣợng là 7.02%, trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,90%, đóng góp 50,4%; khu vực dịch vụ tăng 7,3%, đóng góp 45%. Bên cạnh đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 13,96% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,49%; khu vực dịch vụ chiếm 41,64%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,91%.