Tỷ lệ vốn CSH (CAPITAL)

Một phần của tài liệu NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (Trang 87 - 89)

5. Mức độ phù hợp về mặt hình thức của khóa luận:

4.7.5.Tỷ lệ vốn CSH (CAPITAL)

Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy vốn CSH trên tổng tài sản có tác động cùng chiều đến ROA và kết quả này cùng dấu kỳ vọng mà tác giả đề ra. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Dinh (2013), Nguyễn Thị Ngọc Tú (2013), Đoàn Việt Hùng (2016), Võ Minh Long (2019), Võ Phƣơng Diễm (2016), Syafri (2012). Khi các yếu tố khác không đổi, vốn CSH tăng 1% thì tỷ lệ ROA của ngân hàng tăng 4.06%. Trong thời đại hội nhập hiện nay, các NHTM đang phải chịu áp lực tăng vốn lớn để đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo tiêu chuẩn của Basel II (theo NFNSC – hệ thống tài chính của Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia công bố) nhằm nâng cao năng lực tài chính cũng nhƣ chất lƣợng dịch vụ. Do vậy, các NHTM ra sức cải thiện, đƣa ra các kế hoạch và chiến lƣợc dài hạn có tầm nhìn để xây dựng mục tiêu có cơ cấu vốn cũng nhƣ tìm cách huy động nguồn

vốn rẻ nhất. Khi gia tăng vốn không chỉ giúp các NHTM có điều kiện mở rộng tín dụng cũng nhƣ đa đang hóa các sản phẩm dịch vụ, nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo hệ số tài chính. Ngoài ra vốn có thể bảo vệ ngƣời gửi tiền khi ngân hàng gặp những rủi ro trong quá trình hoạt động giúp cho các NHTM nâng cao uy tín đối với khách hàng cũng nhƣ các nhà đầu tƣ. Khi khả năng tài chính của ngân hàng nâng cao phù hợp sẽ tránh gây ra lãng phí về vốn cũng nhƣ tiết kiệm chi phí huy động vốn, ngân hàng hoạt động có hiệu quả hơn nên lợi nhuận tăng theo, do đó mà việc gia tăng vốn chủ sở hữu sẽ làm lợi nhuận của các NHTM tăng lên.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Tóm lại, ở chƣơng này, tác giả đã trình bày về phân tích kết quả nghiên cứu bao gồm thống kê mô tả, kiểm định tự tƣơng quan giữa các biến trong mô hình. Tiếp theo đó, tác giả trình bày kết quả mô hình hồi quy Pooled OLS, FEM và REM.

Sau đó tác giả kiểm định sự lựa chọn mô hình bao gồm kiểm định nhân tử Lagrangian để lựa chọn mô hình Pooled OLS hay REM. Kết quả cho thấy giả thuyết H1 đƣợc chấp nhận và mô hình REM là phù hợp. Tiếp đến là kiểm định Hausman để kiểm định lựa chọn mô hình FEM hay REM, kết quả cho thấy là mô hình FEM là phù hợp nhất trong tất cả mô hình ƣớc lƣợng. Sau khi lựa chọn mô hình xong, tác giả kiểm định Wald để loại 2 biến GDP và INF ra khỏi mô hình nghiên cứu do hệ số Prob không có ý nghĩa thống kê. Sau khi loại 2 biến trên, tác giả ƣớc lƣợng lại mô hình để cho ra kết quả phù hợp. Tuy nhiên thì sau khi ƣớc lƣợng thì mô hình lại xảy ra hiện tƣợng tự tƣơng quan và phƣơng sai sai số thay đổi. Để khắc phục đƣợc hiện tƣợng này, tác giả sử dụng mô hình FGLS với mục đích để ƣớc lƣợng lại mô hình và khắc phục khuyết tật mô hình. Kết quả cho thấy các biến DEPOSIT, LIQUIDITY, SIZE và CAPITAL đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Riêng biến LOAN lại không có ý nghĩa thống kê do hệ số Prob > 10%. Chƣơng này là tiền đề để tác giả đi tiếp chƣơng còn lại.

CHƢƠNG 5. THẢO LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Ở chƣơng này, tác giả sẽ tóm tắt lại kết quả nghiên cứu đã thực hiện ở chƣơng trƣớc và đƣa ra khuyến nghị đối với các NHTM và cơ quan quản lý nhà nƣớc dựa trên kết quả nhận đƣợc. Đồng thời, tác giả còn nêu lên mặt hạn chế và hƣớng nghiên cứu mở rộng cho các đề tài tiếp theo.

Một phần của tài liệu NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (Trang 87 - 89)