Côngty mà nhóm anh (chị) đã chọn cần được phân tích trên những phạm vi nào mới đúng:

Một phần của tài liệu BTCN_Tổng-hợp (Trang 50 - 63)

nào mới đúng:

- Phạm vi thị trường: vì thị trường rộng lớn nên để kinh doanh hiệu quả cao, công ty Sài Gòn tourist chọn cho mình thị trường mục tiêu và hướng đến mục tiêu riêng. Công ty tập trung nghiên cứu nhu cầu của toàn bộ khách du lịch trong và ngoài nước.

- Phạm vi nhóm chiến lược: để duy trì và phát triển, công ty Sài Gòn tourist đã nghiên cứu và đưa ra những chiến lược đúng đắn để tìm hiểu, khám phá và kiểm soát thị trường và cạnh tranh với các đối thủ khác như Viettravel. Cụ thể, công ty đã đưa ra những chiến lược:

+ Chiến lược cạnh tranh: áp dụng chiến lược chi phí cao để nâng cao chất lượng dịch vụ.

+ Chiến lược thương hiệu - hội nhập - phát triển

Câu 10:

a.Khả năng tạo sự khác biêt

được hiểu là khả năng tạo ra sự chuyên biệt của một doanh nghiệp cụ thể nào đó, cho phép doanh nghiệp có được hiệu suất cao hơn mức trung bình của ngành một cách dài hạn dựa trên năng lực cốt lõi, năng lực cốt lõi càng lớn thì khả năng tạo sự khác biệt càng lớn.

b. Khả năng tạo sự khác biêt có thể phát triển từ 4 nguồn:

- Cấu trúc: một mạng lưới các mối quan hệ bên trong hoặc xung quanh Tổ chức.

- Danh tiếng: danh tiếng là 1 đóng góp cực kỳ quan trọng đối với sự lựa chọn của người tiêu dùng

- Tài sản chiến lược: vị trí độc quyền trên thị trường, khả năng nâng cao chi phí nhập cuộc, Sở hữu giấy phép hoặc quy định cho phép ngăn chặn sự cạnh tranh

- Đổi mới: các công ty thường có khả năng cung cấp một sản phẩm khác biệt và/hoặc với chi phí thấp

c. Mối quan hê giữa Năng lực cốt lõi và khả năng tạo sự khác biêt:

Năng lực cốt lõi phát sinh từ sự độc đáo và khác biệt mà tổ chức xây dựng, phát triển, tích hợp và triển khai các nguồn lực và năng lực của mình. Năng lực, khác với năng lực cốt lõi, nhưng cũng có thể được đánh giá với những tiêu chí trên để xem xét tiềm năng của chúng trong việc hình thành năng lực cốt lõi mới. Năng lực cốt lõi càng lớn thì khả năng tạo sự khác biệt càng lớn.

+ Cấu trúc - Một mạng lưới các mối quan hệ bên trong hoặc xung quanh tổ chức. Các mối quan hệ có thể có giữa các nhân viên (cấu trúc nội bộ), với các nhà cung cấp và khách hàng (cấu trúc bên ngoài) hoặc trong nhóm các doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động liên quan (mạng lưới).

+ Danh tiếng - Danh tiếng là một đóng góp cực kỳ quan trọng đối với sự lựa chọn của người tiêu dùng. Nhưng trong du lịch, do tính phi vật thể của dịch vụ, uy tín thường được xây dựng rất chậm và tốn kém sau một quá trình lâu dài dùng thử sản phẩm + Tài sản chiến lược - Sức mạnh thị trường hoặc vị trí thống trị trên thị trường của doanh nghiệp thường dựa trên việc sở hữu các tài sản chiến lược

+ Đổi mới - Thông qua đổi mới, các công ty thường có khả năng cung cấp một sản phẩm khác biệt và/hoặc với chi phí thấp

*Mối quan hệ giữa khả năng tạo sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh:

Khả năng tạo sự khác biệt sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh khi nó được áp dụng trong một thị trường cụ thể. Mỗi khả năng đặc biệt sẽ có một thị trường (hoặc một nhóm các thị trường), trong đó doanh nghiệp có thể đạt được lợi thế cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh không phải là một khái niệm tuyệt đối mà phải được hiểu một cách tương đối trong sự so sánh với:

- Các nhà cung cấp khác trên cùng thị trường (thị trường ở đây nên được hiểu là tập người mua);

- Các đối thủ cạnh tranh khác trong cùng một nhóm chiến lược.

- Nhìn chung, năng lực cốt lõi (Core competencies) và lợi thế cạnh tranh (competitive advantages) đều giúp công ty chiếm được thị phần nhiều hơn, thỏa mãn khách hàng hơn, gia tăng lòng trung thành của khách hàng và đem lại nhiều lợi nhuận hơn. Lợi the cạnh tranh và năng lực cốt lõi đều giúp công ty khác biệt so với các đối thủ khác, nhưng nó không giống nhau.

Câu 11: Anh (chị) hãy:

a.Nêu các yêu cầu về kết quả đầu ra của công tác phân tích môi trường bên trong.

Mục đích của việc phân tích các nguồn lực, năng lực và năng lực cốt lõi (khả năng đặc biệt) là nhằm:

Hiểu được bản chất và nguồn lực tạo nên một năng lực cốt lõi cụ thể;

Xác định yêu cầu và phương pháp củng cố hoặc thích ứng hóa năng lực cốt lõi hiện có;

Xác định sự cần thiết phải xây dựng năng lực cốt lõi mới;

Xác định các tiềm năng tạo ra năng lực cốt lõi mới dựa trên nguồn lực và năng lực; Đảm bảo rằng năng lực cốt lõi tập trung vào phục vụ nhu cầu khách hàng.

b.Chỉ ra sự khác biệt giữa tận dụng năng lực lõi và xây dựng năng lực cốt lõi.

Tận dụng năng lực cốt lõi

Xây dựng năng lực cốt lõi

Khả năng của doanh nghiệp trong khai thác năng lực cốt lõi của mình tại các thị trường mới, đáp ứng nhu cầu khách hàng mới.

Quá trình doanh nghiệp xây dựng năng lực cốt lõi mới, dựa trên nguồn lực và năng lực của mình

Bao gồm cả quá trình điều chỉnh và cải thiện năng lực cốt lõi hiện có vào thị trường mới.

Cùng với những năng lực hiện có, việc xây dựng năng lực mới là cần thiết khi gia nhập

các thị trường mới nếu doanh nghiệp không chắc rằng năng lực hiện có sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng thị trường này.

c.Khi nào chúng ta đi theo hướng nào và các cách để xây dựng năng lực cốt lõi.

*Năng lực cốt lõi không bao giờ có thể được coi là mãi mãi. Tốc độ thay đổi hết sức nhanh chóng của công nghệ và xã hội dẫn đến sự xói mòn năng lực cốt lõi, đòi hỏi chúng phải được liên tục đầu tư củng cố, điều chỉnh và cả hình thành những năng lực cốt lõi mới.

+ Tận dụng năng lực cốt lõi: năng lực cốt lõi hiện có của mình phù hợp với một thị trường mới nào đó thì chúng ta có thể sử dụng chúng vào thị trường đó mà không cần phải xây lại. Tuy nhiên, khi áp dụng vào thị trường mới, chúng ta cần liên tục điều chỉnh, cải thiện cho phù hợp với thị trường đó.

+ Xây dựng năng lực cốt lõi: khi doanh nghiệp muốn hình thành năng lực cốt lõi mới, khác lạ từ trước đến nay của doanh nghiệp để đáp ứng, phục vụ cho thị trường nào đó thì doanh nghiệ ần xây dựng lại năng lực cốt lõi của mình hoặc năng lực cốt lõi cũ của mình không còn phù hợp nữa nên phải xây mới lại.

*Năng lực cốt lõi được đánh giá qua:

Định hướng khách hàng – chúng có tập trung các nỗ lực đáp ứng nhu cầu của khách hàng?

Đóng góp vào giá trị - nó thêm giá trị cho sản phẩm hay dịch vụ ở mức độ nào?

Tính linh hoạt - nó có thể dễ dàng thay đổi thích ứng nếu điều kiện thị trường hoặc ngành thay đổi?

Tính khó bắt chước- nó có thể bị đối thủ bắt chước và liệu có thể bắt chước dễ dàng? Tính bền vững - ưu thế của nó có thể duy trì được bao lâu theo thời gian?

Khi chúng ta xác định, đánh giá được 5 điều trên, chúng ta sẽ xây dựng được năng lực cốt lõi cho doanh nghiệp mình.

Câu 12: Anh (chị) hãy:

a.Nêu khái niệm về giá trị và giá trị tăng thêm

Giá trị: Giá trị được đo bằng giá mà khách hàng sẵn sàng trả tiền cho sản phẩm

Giá trị tăng thêm: giá trị tăng thêm của một hàng hóa hay dịch vụ là sự chênh lệch giữa giá trị tài chính của sản phẩm đã hoàn thành so với giá trị tài chính của các yếu tố đầu vào

b.Phân tích mối quan hệ giữa các hoạt động gia tăng giá trị, năng lực cốt lõi, năng lực và nguồn lực

Các hoạt động gia tăng giá trị, năng lực cốt lõi, năng lực và nguồn lực có mối quan hệ rõ ràng và mật thiết với nhau, Các yếu tố đầu vào rời rạc mà ta có thể mua ở thị trường đầu vào gọi là nguồn lực. Sự phối hợp các nguồn lực tạo nên một hoặc một số thuộc tính của doanh nghiệp gọi là năng lực. Những nguồn lực và năng lực nào cho phép doanh nghiệp có được hiệu suất cao hơn mức trung bình của ngành một cách dài hạn gọi là năng lực cốt lõi, Và tất cả những điều này phối hợp với nhau khi hoạt động sẽ làm gia tăng giá trị cho doanh nghiệp.

Nguồn lực hình thành đầu vào cho hoạt động gia tăng giá trị của doanh nghiệp, trong khi năng lực và năng lực cốt lõi cung cấp các kỹ năng và kiến thức cần thiết để thực hiện chúng. Năng lực cốt lõi được tích hợp vào các hoạt động gia tăng giá trị càng nhiều, giá trị gia tăng thu được sẽ càng lớn.

c.Minh họa Tiến trình tăng thêm giá trị tại doanh nghiệp mà Nhóm các anh (chị) đã chọn.

Tiến trình tăng thêm giá trị tại SaigonTourist:

Tour du lịch được bán cho khách hàng tại SaigonTourist. SaigonTourist sẽ phải bỏ ra chi phí đầu vào như chi phí nhân sự thực hiện tour, vốn bỏ ra để thuê xe, đặt các dịch vụ ăn uống, lưu trú, tham quan, vui chơi giải trí trong tour và sử dụng các năng lực cốt lõi, kiến thức, kĩ năng để tạo ra tour du lịch bán cho khách hàng.Liên kết tất cả những khoản trên, doanh nghiệp sẽ tạo ra được một sản phẩm tour du lịch hoàn chỉnh. Giá trị tăng thêm nhiều hay ít là phụ thuộc vào năng lực cốt lõi, kiến thức và kĩ năng của nhân viên tiếp xúc với khách hàng- sale và hướng dẫn viên và các bộ phậ khác có liên quan đến việc thực hiện tour cho khách hàng.

+ Đầu vào sẽ là con người, vốn bỏ ra để đặt dịch vụ vận chuyển, dịch vụa ăn uống, lưu trú, tham quan, vui chơi giải trí.

+ Giá trị tăng thêm: kiến thức, kĩ năng từ người hướng dẫn tour du lịch cho khách +Đầu ra: tour du lịch bán cho khách hàng

Câu 13: Anh (chị) hãy trình bày:

a.Mô hình về Chuỗi giá trị của Michael Porter

b.Trình bày các hoạt động tăng thêm giá trị trong chuỗi giá trị này.

Trong chuỗi, các hoạt động chính gắn liền với quá trình cung cấp nội bộ, sản xuất, marketing và hậu mãi.

+Cung cấp nội bộ: Là quá trình tăng giá trị cho nguyên nhiên vật liệu, linh kiện và bán thành phẩm bằng việc làm cho nó sẵn sàng tham gia vào quá trình sản xuất đúng nơi, đúng lúc mà chúng cần phải có.

+Sản xuất: Là quá trình biến đổi thuộc tính của yếu tố đầu vào để chúng có ích và vì vậy có giá trị hơn với người mua. Quản trị sản xuất tốt cho phép giảm chi phí sản xuất.

+Marketing và bán hàng: Thông qua định vị nhãn hiệu và quảng cáo, marketing làm tăng giá trị nhận thức của khách hàng về sản phẩm. Ngoài ra qua phân phối, nó làm cho sản phẩm có giá trị hơn đối với khách hàng về không gian và thời gian.

+Hậu mãi: Tạo ra sự gia tăng giá trị nhận thức của khách hàng thông qua việc giải quyết các vấn đề của khách hàng sau khi họ mua sản phẩm.

* Các hoạt động hỗ trợ: Quản trị nguồn lực, quản trị hệ thống thông tin,nghiên cứu và triển khai, cơ sở hạ tầng.

+Quản trị nguồn nhân lực: Để bảo đảm rằng con người được đào tạo, huấn luyện, động viên, thù lao một cách đầy đủ được tổ chức tốt để thực hiện nhiệm vụ làm tăng giá trị một cách hiệu quả.

+Quản trị hệ thống thông tin: Phục vụ hoạt động tồn kho, định giá, bán và theo dõi bán hàng, đáp ứng các yêu cầu về dịch vụ khách hàng.

+Nghiên cứu và triển khai: Giúp cho các hoạt động chính tạo giá trị cho khách hàng bằng cách đưa ra các sản phẩm mới hoặc tăng tính năng của sản phẩm hiện có thông qua hoạt động thiết kế. Đồng thời, R&D làm cho quá trình sản xuất hiệu quả hơn do đó hạ thấp chi phí sản xuất.

+Cơ sở hạ tầng: Là bối cảnh diễn ra các hoạt động tạo giá trị khác. Kể vào đây còn có cấu trúc tổ chức, hệ thống kiểm soát và văn hóa doanh nghiệp.

c.Sự vận dụng chuỗi giá trị của Michael Porter vào du lịch của Poon.

Câu 14: Anh (chị) hãy trình bày:

59

Hoạt động Mô tả Ví dụ về cách giá trị được gia tăng Dịch vụ vận

chuyển

Vận chuyển đến và khỏi một điểm đến và bên trong điểm đến

Cung cấp thông tin Lên lịch bay

Đăng ký giữ chỗ. Bán vé Xử lý hành lý

Quản lý hành khách. Dịch vụ trong chuyến bay

Quản lý khai thác công suất chuyến bay Tuổi thọ và đặc điểm kỹ thuật máy bay Đúng giờ Dịch vụ tại điểm đến Các dịch vụ cung cấp cho du khách tại điểm đến

Sửa chữa và bảo trì cơ sở lưu trú

Tuổi tác và đặc điểm kỹ thuật của cơ sở lưu trú

Hoạt động giải trí

Các dịch vụ gia tăng, ví dụ cho thuê xe, du ngoạn

Địa điểm cơ sở lưu trú Chất lượng của công ty Mua sĩ và đóng gói Sắp xếp hay ‘đóng gói’ các dịch vụ Đàm phán về hoa hồng Phát triển sản phẩm Định giá Sắp xếp, tích hợp và phối hợp các dịch vụ Phân phối bán lẻ Đưa sản phẩm đến du khách

Lựa chọn các kênh phân phối Mức chi hoa hồng

Chi phí bán hàng Địa điểm bán lẻ

Quản lý cơ sở dữ liệu khách hàng Mức độ duy trì khách hàng Marketing và bán Làm cho sản phẩm có sẵn trên thị trường và thuyết phục mọi người mua.

Sản xuất và phân phối Brochure Quảng cáo

Quan hệ công chúng

Quản lý lực lượng bán hàng

Chương trình khách hàng thường xuyên Fam trip

POSM (point of sale material) các vật dụng hỗ trợ cho việc bán hàng tại điểm bán lẻ, hội chợ, triển lãm để góp phần nhận diện thương hiệu.

c.Với doanh nghiệp mà Nhóm của các anh (chị) đã chọn, theo anh (chị), đâu có thể là hoạt động cốt lõi?

Doanh nghiệp chọn: SaigonTourist Dịch vụ tour du lịch:

Các hoạt động cốt lõi có thể là:

+ Dịch vụ vận chuyển:Vận chuyển đến và khỏi một điểm đến và bên trong điểm đến +Dịch vụ lưu trú:Cung cấp chỗ lưu trú cho khách du lịch

+Dịch vụ ăn uống

+Dịch vụ tham quan, vui chơi giải trí +Hoạt động marketing và bán sản phẩm +Thiết kế sản phẩm

+Dịch vụ chăm sóc khách hàng: trước, trong và sau khi sử dụng dịch vụ

Câu 15: Anh (chị) hãy:

a.Trình bày mô hình về sự vận dụng chuỗi giá trị của Michael Porter vào du lịch của Poon.

b.Lập bảng mô tả các hoạt động và ví dụ về các hoạt động hỗ trợ của Poon.

Hoạt động Mô tả Ví dụ về cách giá trị được gia tăng Mua hàng hóa,

dịch vụ

Mua, thuê dịch vụ và thiết bị

Mua với giá thấp hơn

Các điều khoản hợp đồng tốt hơn Triển khai công

nghệ và hệ

Triển khai và thực hiện công nghệ và hệ thống

Hệ thống mạng đăng ký giữ chỗ Các ứng dụng internet

thống trong hỗ trợ hoạt động chính

Báo cáo bán hàng theo ‘thời gian thực’ Các ứng dụng quản lý công suất

Phát triển sản phẩm và dịch vụ

Phát triển sản phẩm, dịch vụ và thị trường mới

Đoạn thị trường mới Sản phẩm mới Điểm đến mới

Phát triển các đối tác và liên kết mới Quản trị nguồn

nhân lực

Tuyển dụng, huấn luyện, thù lao và tạo động lực

Chất lượng của nhân viên, nhà quản trị Phân quyền cho nhân viên, nhà quản trị Làm việc nhóm

Trình độ huấn luyện Cơ sở hạ tầng Quản trị chung, kế toán,

quản trị tài chính, kế hoạch

Một phần của tài liệu BTCN_Tổng-hợp (Trang 50 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(166 trang)
w