+ Chiến lược cấp công ty: Chiến lược ở cấp độ này thực hiện mục tiêu tổng thể trên toàn bộ phạm vi của tổ chức. nó phải bao quát một phạm vi rộng của các ngành và khu vực thị trường mà tổ chức muốn tham gia và sự lựa chọn chiến lược cấp công ty phải trên những tiêu chuẩn liên quan chặt chẽ với thực hiện sứ mạng của công ty
+ Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh: Chiến lược ở cấp độ này trả lời câu hỏi làm thế nào để cạnh tranh thành công trên một thị trường cụ thể. Một SBU có thể là một bộ phận của công ty, một dòng sản phẩm trong một bộ phận, hoặc đôi khi là một sản phẩm hoặc một thương hiệu.
Ba mối quan tâm của chiến lược cấp kinh doanh có thể được giải quyết bằng cách xem xét:
Những cơ sở của cạnh tranh - Chiến lược cạnh tranh. Các hướng phát triển – Định hướng chiến lược.
Các phương thức triển khai - Phương pháp chiến lược
+ Chiến lược cấp tác nghiệp: Chiến lược cấp tác nghiệp phải giải quyết vấn đề: làm thế nào để những quyết định chiến lược ở cấp công ty và cấp đơn vị kinh doanh được quản trị một cách hiệu quả trên cơ sở chi tiết hóa theo những chức năng và lĩnh vực của các bộ phận của công ty và giao cho đơn vị này tổ chức thực hiện
b.Hãy lựa chọn một doanh nghiệp du lịch và với doanh nghiệp đó chỉ ra 2 cấp độ chiến lược của nó
Doanh nghiệp: SaigonTourist
Chiến lược cấp công ty: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng đưa vào hoạt động công trình mở rộng Khách sạn 5 sao Majestic. Đầu tư giai đoạn 2 Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn (SECC); Khách sạn Continental lên tiêu chuẩn 5 sao; Nâng cấp Trường Trung cấp Du lịch – Khách sạn Saigontourist; Bến du thuyền Nam Sài Gòn tại Quận 7; khai thác một số loại hình dịch vụ khi công trình Metro của thành phố đưa vào hoạt động…
Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh: Tăng cường công tác quảng bá tiếp thị. Các hoạt động quảng bá tiếp thị tiến hành song song và hỗ trợ chiến lược xây dựng phát triển thương hiệu; xây dựng và tổ chức thực hiện trên cơ sở nghiên cứu thị trường, có kế hoạch, đánh giá hiệu quả và thể hiện tính liên tục nhằm duy trì phát triển thị trường.
Câu 9
a. Giới thiệu vắn tắt về ma trận BCG:
Phương pháp này sử dụng ma trận để đánh giá mỗi SBU qua hai khía cạnh: sự hấp dẫn của thị trường (ngành) mà SBU đang hoạt động và sức mạnh vị trí cạnh tranh của SBU trong thị trường (ngành) đó. Là phương pháp đơn giản nhất nên BCG đánh giá
hai khía cạnh này qua hai thước đo đơn giản: tốc độ tăng trưởng thị trường (thị trường được coi là hấp dẫn khi tốc độ này trên 10%/năm), và thị phần tương đối của SBU (tỷ lệ so sánh giữa thị phần của SBU xem xét với thị phần của đối thủ cạnh tranh mạnh nhất – thị phần tương đối lớn hơn 1 là tốt khi đó SBU có vị thế cạnh tranh tốt nhất trong ngành (thị trường)).