a. Thế nào là văn hóa tổ chức?
Vì bản chất trừu tượng nên đã có nhiều khái niệm về văn hóa tổ chức được đưa ra. + Văn hóa tổ chức là thói quen, cách nghĩ truyền thống và cách làm việc trong tổ chức được chia sẻ bởi tất cả các thành viên trong tổ chức (Elliott Jaques, 1952).
+ Văn hóa tổ chức là hệ thống những ý nghĩa chung được chấp nhận rộng rãi bởi những người lao động trong thời gian nhất định (Adrew Pettgrew, 1979)
+ Văn hóa tổ chức là một loạt các quy phạm và hệ thống giá trị chung nhằm kiểm soát sự tương tác giữa các thành viên trong tổ chức và giữa các thành viên trong tổ chức với những người bên ngoài tổ chức đó. Văn hóa tổ chức là hệ thống những niềm tin và giá trị chung được xây dựng trong tổ chức và hướng dẫn hành vi của các thành viên trong tổ chức.
+ Văn hóa tổ chức là một hệ thống ý nghĩa chung hàm giữ bởi các thành viên của tổ chức, qua đó có thể phân biệt tổ chức này với tổ chức khác (Robbin, 2000).
-> Như vậy, văn hóa tổ chức là hệ thống những giá trị, những niềm tin, những quy phạm được chia sẻ bởi các thành viên trong tổ chức và hướng dẫn hành vi của những người lao động trong tổ chức.
b. Các yếu tố quyết định văn hóa tổ chức?
+ Triết lý của người sáng lập doanh nghiệp, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp mới thành lập.
+ Bản chất của hoạt động kinh doanh và tính chất của ngành công nghiệp nó tham gia. + Bản chất mối quan hệ giữa các cá nhân, các quan hệ nghề nghiệp bên trong hoặc bên ngoài doanh nghiệp.
+ Phong cách quản lý đã xác lập và kiểu cơ chế kiểm soát - ví dụ, quản lý chuyên quyền hay có sự tham gia của mọi người.
+ Nền văn hóa của quốc gia hay vùng nơi doanh nghiệp hoạt động. Điều này có thể ảnh hưởng đến khoảng cách quyền lực và từ đó ảnh hưởng đến văn hóa.
+ Cơ cấu doanh nghiệp, đặc biệt là 'chiều cao' và 'chiều rộng'.
+ Sự phụ thuộc doanh nghiệp vào công nghệ và loại công nghệ sử dụng (sự phát triển của e-mail, ví dụ, đã có một ảnh hưởng của nền văn hóa của một số doanh nghiệp).
c. Hãy phân tích sự tác động của các yếu tố này đến văn hóa của doanh nghiệp mà Nhóm của anh (chị) đã chọn.
Triết lý kinh doanh: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LUÔN HƯỚNG ĐẾN KHÁCH
HÀNG, ĐẾN NHÂN VIÊN VÀ CỘNG ĐỒNG
Xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu Lữ hành Saigontourist hơn 35 năm qua là chuỗi chu trình tương tác giữa doanh nghiệp với khách hàng và cộng đồng xã hội. Việc không ngừng cải tiến áp dụng các tiêu chuẩn quản lý mới, sáng tạo những sản phẩm, dịch vụ luôn đặt khách hàng ở vị trí trung tâm, dựa trên đồng thuận tập thể, xác định rõ sứ mệnh doanh nghiệp với cộng đồng xã hội…đã góp phần tạo lập văn hóa kinh doanh, văn hóa thương hiệu Saigontourist. Chính vì vậy công ty luôn xác định rõ:
+ Hướng đến kinh doanh: Tập trung vào mục tiêu phát triển kinh doanh bền vững. + Hướng đến khách hàng: Phục vụ những nhu cầu đa dạng của khách hàng với dịch
vụ tốt nhất. Mang đến cho du khách những giá trị cộng them thông qua những trải nghiệm thú vị. Duy trì quan hệ hợp tác bền vững với khách hàng hiên có đồng thời phát triển khách hàng tiềm năng.
+ Hướng đến nhân viên: Nguồn nhân lực là tài sản vô giá của doanh nghiệp, đặc biệt + Hướng đến cộng đồng: Bên cạnh mục tiêu kinh doanh vì lợi nhuận,Saigontourist
luôn hướng đến lợi ích thiết thực của cộng đồng xã hội. Phát triển sản phẩm và hoạt động kinh doanh trên tiêu chí hài hòa lợi ích doanh nghiệp với cộng đồng xã hội, thân thiện môi trường thiên nhiên, phù hợp văn hóa bản địa, xây dựng mối quan hệ bền chặt với cộng đồng thông qua các chương trình từ thiện, tài trợ đa dạng và thiết thực nhất.
Để tạo ra một sản phẩm lữ hành hoàn chỉnh, công ty lữ hành không thể không quan tâm đến mối quan hệ với các đơn vị kinh doanh lưu trú, vận chuyển, các cơ quan quản lý du lịch địa phương, vùng và quốc gia trên đất nước mình và các nước trên thế giới. Tất cả các mối quan hệ này tác động đến thành công của công tác thực hiên một chương trình du lịch của công ty và chất lượng sản phẩm. Mối quan hệ giữa công ty lữ hành và các hãng hàng không giúp công ty chủ động và linh hoạt trong việc đặt vé máy bay, sắp xếp các chương trình du lịch quốc tế và một số chương trình du lịch nội địa
Bộ phận lữ hành và các bộ phận ở công ty có mối quan hệ, hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động kinh doanh.
19. Anh (chị) hãy:
a. Phân tích vai trò của văn hóa tổ chức đến quản trị chiến lược doanh nghiệp.
• Động lực của nhân viên
• Sức hấp dẫn của DN tỷ lệ nghỉ việc, chuyển chỗ làm • Tinh thần và sự nhiệt tình của nhân viên
• Năng suất, hiệu quả và chất lượng công việc • Bản chất của người lao động và quan hệ lao động • Thái độ của người lao động tại nơi làm việc • Khả năng đổi mới và sáng tạo
b. Giới thiệu mô hình Mạng lưới văn hóa?
Mô thức văn hóa là một thế giới quan - một cách nhìn thế giới. Nó được thể hiện trong các giả định rằng những người trong doanh nghiệp tôn trọng, thực hiện trong niềm tin sâu xa của họ. Các mô thức của một doanh nghiệp hay một nền văn hóa quốc gia là
quan trọng vì nó quyết định mọi người sẽ cư xử như thế nào trong một hoàn cảnh nhất
định
c. Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố trong Mạng lưới văn hóa.
Câu chuyện
Câu chuyện là những điều mà mọi người trong doanh nghiệp nói với nhau, nói với tân binh và người ngoài về doanh nghiệp. Những câu chuyện thường kể lại những sự kiện và con người trong quá khứ và hiện tại - những câu chuyện về chiến công lừng lẫy và thất bại.
Thói quen và nghi thức
Thói quen là cách, thủ tục làm việc trong doanh nghiệp. Chúng được lặp đi lặp lại một cách thường xuyên tới mức chúng được lấy làm "cách mọi việc được thực hiện". Nghi lễ có khung thời gian dài hơn và có thể là chính thức hay không chính thức.
Khía cạnh biểu tượng của đời sống doanh nghiệp là những thứ tượng trưng cho một điều gì đó đối với một hay một số người – Đó có thể là một tour khuyến thưởng, vị trí văn phòng, chức danh công việc của họ. Trong một công ty, các biểu tượng này có thể không có tầm quan trọng với người này nhưng với những người khác, đó lại là một vấn đề rất lớn. Cách mà người lao động đáp ứng với các biểu tượng này có thể cho chúng tôi biết rất nhiều về văn hóa của doanh nghiệp.
Cấu trúc doanh nghiệp
Cấu trúc doanh nghiệp không chỉ là những mối quan hệ chính thức được hiển thị trên sơ đồ doanh nghiệp. Cấu trúc không chính thức có thể tồn tại thông qua các mối quan hệ giữa các cá nhân vượt qua các cấu trúc chính thức. Một số doanh nghiệp đã chú trọng phát triển cấu trúc không chính thức trong khi những doanh nghiệp khác không đặt vấn đề phát triển quan hệ này.
Các hệ thống kiểm soát
Là những cách thức kiểm soát các hoạt động, dù đó là hệ thống chặt hay mềm, cũng đều gắn bó chặt chẽ với văn hóa. Hệ thống kiểm soát gắn liền với khoảng cách quyền lực và bản chất của các hoạt động của doanh nghiệp. Hệ thống kiểm soát, theo định nghĩa, là những hoạt động trong đó hiệu suất được hiệu chỉnh so với một tiêu chuẩn được xác định trước. Ở mỗi doanh nghiệp, cả phương pháp thiết lập tiêu chuẩn và thực hiện giám sát đều phụ thuộc đáng kể vào nền văn hóa doanh nghiệp.
Cấu trúc quyền lực
Nhiều tác giả cho rằng tác động ảnh hưởng đến mạng lưới văn hóa là các nhóm quản trị mạnh nhất trong doanh nghiệp. Với một số công ty, sức mạnh này nằm trong bộ phận R&D, ở những doanh nghiệp khác nó có thể là bộ phận marketing, kế toán, các bộ phận sản xuất dịch vụ hoặc những bộ phận khác. Trong doanh nghiệp có thể thường xảy ra tranh luận ai là bộ phận quan trọng nhất.
+ Các yếu tố tác động qua lại lẫn nhau, không thể thiếu. Mỗi thành phần của mạng lưới văn hóa có ảnh hưởng lên mô thức văn hóa của doanh nghiệp. Mô thức văn hóa là kết quả của tác động tổng hợp của tất cả các ảnh hưởng văn hóa theo thế giới quan của mỗi thành viên doanh nghiệp. Mô hình có thể áp dụng cho các khu vực bởi đây cũng là một tổ chức
Câu 20: Anh (chị) hãy:
a. Giới thiệu mô hình Mạng lưới văn hóa?
b. Trình bày nội dung của các các yếu tố trong Mạng lưới văn hóa.
Câu chuyện
Câu chuyện là những điều mà mọi người trong doanh nghiệp nói với nhau, nói với tân binh và người ngoài về doanh nghiệp. Những câu chuyện thường kể lại những sự kiện và con người trong quá khứ và hiện tại - những câu chuyện về chiến công lừng lẫy và thất bại. Họ có xu hướng làm nổi bật những gì được coi là quan trọng đối với các thành viên của doanh nghiệp.
Thói quen và nghi thức
Thói quen là cách, thủ tục làm việc trong doanh nghiệp. Chúng được lặp đi lặp lại một cách thường xuyên tới mức chúng được lấy làm "cách mọi việc được thực hiện". Nghi lễ có khung thời gian dài hơn và có thể là chính thức hay không chính thức. Thói quen và nghi lễ chính thức là một phần của thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp, chẳng hạn như là "giải thưởng cho những nhân viên phục vụ lâu dài” hoặc mỗi năm Công ty cho các tổ lần lượt đi du lịch ra nước ngoài. Thói quen và nghi lễ có thể bao gồm các cách mà mọi người cư xử tại bữa tiệc Giáng sinh hàng năm hoặc mức độ mà các đồng nghiệp đi uống (hoặc không) với nhau sau khi làm việc.
Khía cạnh biểu tượng của đời sống doanh nghiệp là những thứ tượng trưng cho một điều gì đó đối với một hay một số người – Đó có thể là một tour khuyến thưởng, vị trí văn phòng, chức danh công việc của họ. Trong một công ty, các biểu tượng này có thể không có tầm quan trọng với người này nhưng với những người khác, đó lại là một vấn đề rất lớn. Cách mà người lao động đáp ứng với các biểu tượng này có thể cho chúng tôi biết rất nhiều về văn hóa của doanh nghiệp.
Cấu trúc doanh nghiệp
Cấu trúc doanh nghiệp không chỉ là những mối quan hệ chính thức được hiển thị trên sơ đồ doanh nghiệp. Cấu trúc không chính thức có thể tồn tại thông qua các mối quan hệ giữa các cá nhân vượt qua các cấu trúc chính thức. Một số doanh nghiệp đã chú trọng phát triển cấu trúc không chính thức trong khi những doanh nghiệp khác không đặt vấn đề phát triển quan hệ này.
Các hệ thống kiểm soát
Là những cách thức kiểm soát các hoạt động, dù đó là hệ thống chặt hay mềm, cũng đều gắn bó chặt chẽ với văn hóa. Hệ thống kiểm soát gắn liền với khoảng cách quyền lực và bản chất của các hoạt động của doanh nghiệp. Hệ thống kiểm soát, theo định nghĩa, là những hoạt động trong đó hiệu suất được hiệu chỉnh so với một tiêu chuẩn được xác định trước. Ở mỗi doanh nghiệp, cả phương pháp thiết lập tiêu chuẩn và thực hiện giám sát đều phụ thuộc đáng kể vào nền văn hóa doanh nghiệp.
Cấu trúc quyền lực
Nhiều tác giả cho rằng tác động ảnh hưởng đến mạng lưới văn hóa là các nhóm quản trị mạnh nhất trong doanh nghiệp. Với một số công ty, sức mạnh này nằm trong bộ phận R&D, ở những doanh nghiệp khác nó có thể là bộ phận marketing, kế toán, các bộ phận sản xuất dịch vụ hoặc những bộ phận khác. Trong doanh nghiệp có thể thường xảy ra tranh luận ai là bộ phận quan trọng nhất.