Đặc điểm của pháp luật

Một phần của tài liệu Bài giảng Pháp luật Đại cương (Trang 25 - 26)

- Vị trí pháp lý: “Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại” (Điều 86 Hiến pháp năm 2013).

3.1.1.4. Đặc điểm của pháp luật

Một là, pháp luật mang tính ý chí.

+ Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị hoặc giai cấp cầm quyền, được biến thành ý chí nhà nước và thể hiện mục đích bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị hoặc giai cấp cầm quyền.

+ Ý chí của giai cấp thống trị thể hiện trong pháp luật ở mục đích xây dựng pháp luật,

nội dung xây dựng pháp luật và dự kiến hiệu ứng thực tế của pháp luật khi triển khai vào thực

tế.

Hai là, pháp luật mang tính quy phạm phổ biến.

+ Pháp luật là khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi của con người.

+ Pháp luật chứa đựng các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung đối với mọi cá nhân, tổ

chức.

+ Pháp luật được đặt ra qua quá trình đúc kết từ nhiều trường hợp có tính phổ biến trong xã hội mà khái quát hóa thành các quy định cụ thể.

+ Pháp luật chỉ ra các giới hạn cần thiết mà nhà nước quy định để mọi cá nhân, tổ chức có thể xử sự một cách tự do trong khuôn khổ cho phép, vượt quá giới hạn đó là trái pháp luật.

25 + Pháp luật có phạm vi tác động rộng lớn.

Ba là, pháp luật mang tính cưỡng chế được nhà nước đảm bảo thực hiện. + Tính cưỡng chế nhà nước là một đặc điểm chỉ riêng pháp luật mới có.

+ Các quy định pháp luật được đặt ra cho tất cả các cá nhân, tổ chức liên quan phải thực hiện. Nếu như trong hoàn cảnh cụ thể đã được pháp luật dự liệu, cá nhân hoặc tổ chức không xử sự đúng theo quy định pháp luật đề ra thì sẽ phải chịu sự cưỡng chế từ nhà nước.

+ Chỉ có pháp luật mới được đảm bảo thực hiện bởi sức mạnh cưỡng chế của nhà nước → Điều này phân biệt với các quy tắc xử sự khác như đạo đức, tôn giáo, tập quán, tổ chức xã hội…khi các quy tắc xử sự này được mọi người tuân thủ chủ yếu nhờ vào sự tự giác, lòng tin và được đảm bảo bởi dư luận xã hội, sự cưỡng chế bởi lương tâm của con người.

+ Nhà nước thiết lập một hệ thống cơ quan (tòa án, cảnh sát, nhà tù…) đảm bảo cho pháp luật được thực hiện trong thực tế để thực hiện sự cưỡng chế.

Bốn là, pháp luật mang tính ổn định tương đối.

+ Pháp luật phải ổn định trong một thời gian nhất định.

+ Trong một số trường hợp, pháp luật tạo ra các quy tắc xử sự mới, vì vậy, cần phải có sự ổn định trong một khoảng thời gian để các chủ thể trong xã hội làm quen với các quy tắc xử sự mới. Khi đó, pháp luật mới thật sự đi vào đời sống.

Một phần của tài liệu Bài giảng Pháp luật Đại cương (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)