Khái niệm hệ thống pháp luật: Hệ thống pháp luật đề cập đến kết cấu thống nhất của pháp

Một phần của tài liệu Bài giảng Pháp luật Đại cương (Trang 56 - 57)

luật, chỉ ra các bộ phận cấu thành và mối liên hệ chặt chẽ giữa các bộ phận cấu thành của pháp luật.

- Các quan điểm khác nhau về hệ thống pháp luật:

+ Quan điểm 1: Các bộ phận cấu thành của pháp luật gồm các quy phạm pháp luật chế định và ngành luật; vì vậy, hệ thống pháp luật được hiểu là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân định thành các chế định pháp luật, các ngành luật. Nội hàm của hệ thống pháp luật chỉ đề cập đến các quy phạm pháp luật và các tập hợp của chúng.

+ Quan điểm 2: Các bộ phận cấu thành của pháp luật gồm các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc, mục đích và định hướng của pháp luật; vì vậy, hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc, mục đích và định hướng của pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân định thành các chế định pháp luật, ngành luật và được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành.

+ Quan điểm 3: Bộ phận cấu thành của pháp luật gồm các quy phạm pháp luật, các thiết chế bảo vệ và bảo đảm việc thực thi pháp luật, các hoạt động thực hiện pháp luật, các nguồn lực pháp luật và hoạt động đào tạo luật của quốc gia. Vì vậy, hệ thống pháp luật được hiểu là tổng thể các quy phạm pháp luật, các thiết chế bảo vệ và bảo đảm việc thực thi pháp luật, các hoạt động thực hiện pháp luật, các nguồn lực pháp luật và hoạt động đào tạo luật của quốc gia có sự liên hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và được vận hành theo những trật tự, quy trình nhất định.

+ Quan điểm 4: Các yếu tố của pháp luật gồm toàn bộ các quy phạm pháp luật, cơ chế hình thành, giải thích và thực thi pháp luật ở một quốc gia. Theo đó, hệ thống pháp luật được hiểu là toàn bộ pháp luật, cơ chế hình thành, giải thích và thực thi pháp luật ở một quốc gia nhất định luôn liên kết chặt chẽ với nhau để thực hiện việc điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội.

Kết luận: Hệ thống pháp luật đề cập đến kết cấu thống nhất của pháp luật, bao gồm các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc, định hướng và mục đích của pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau, được phân định thành các ngành luật, chế định pháp luật và được thể hiện trong các văn bản do các cơ quan nhà nước ban hành theo những hình thức, thủ tục luật định.

56

Bộ phận cơ bản, nền tảng của hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật được tập hợp, sắp xếp thành các bộ phận cấu thành theo một trật tự nhất định trong các văn bản quy phạm pháp luật, tạo nên các mối liên hệ nội tại thống nhất.

→ Hệ thống pháp luật là một khái niệm gồm 2 phương diện: Hệ thống cấu trúc của pháp luật và hệ thống văn bản pháp luật.

Sự hình thành các bộ phận cấu thành của hệ thống pháp luật được quy định bởi thực tế khách quan, do tính chất của quan hệ xã hội quyết định.

Khái niệm hệ thống pháp luật XHCN Việt Nam: Hệ thống pháp luật XHCN Việt Nam được hiểu là tổng thế các quy phạm pháp luật có sự liên kết, gắn bó chặt chẽ, thống nhất nội tại với nhau, được phân chia thành những bộ phận cấu thành là ngành luật và chế định pháp luật; và được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo một trình tự và dưới một hình thức nhất định.

6.1.2. Các bộ phận cấu thành của hệ thống pháp luật Việt Nam * Quy phạm pháp luật * Quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu Bài giảng Pháp luật Đại cương (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)