Một là, ý thức pháp luật thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội.

Một phần của tài liệu Bài giảng Pháp luật Đại cương (Trang 62 - 63)

- Hai là, ý thức pháp luật mang tính kế thừa, có thể theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. Ý thức pháp luật là hiện tượng phức tạp, vừa phụ thuộc vào tồn tại xã hội vừa có tính độc lập tương đối.

- Ba là, ý thức pháp luật tác động trở lại đối với tồn tại xã hội, các hình thái ý thức xã hội khác như ý thức chính trị, ý thức đạo đức, ý thức tôn giáo… và các yếu tố thuộc thượng tầng kiến trúc pháp lý.

+ Sự tác động của ý thức pháp luật đối với tồn tại xã hội không diễn ra một cách trực tiếp mà thông qua hành vi pháp luật.

+ Nếu có sự tương đồng giữa ý thức pháp luật và các hình thái ý thức xã hội khác thì ý

thức pháp luật sẽ có tác động tích cực đối với các hình thái ý thức xã hội khác.

+ Nếu không có sự tương đồng giữa ý thức pháp luật và các hình thái ý thức xã hội khác thì ý thức pháp luật sẽ có tác động tiêu cực đến sự phát triển của các hình thái ý thức xã hội khác. + Sự tác động của ý thức pháp luật đối với nhà nước và pháp luật thể hiện ở:

Một là, ý thức pháp luật chi phối trực tiếp đến việc hình thành hệ thống cơ quan nhà nước và việc thực hiện quyền lực nhà nước.

Hai là, ý thức pháp luật là tiền đề quan trọng trong việc xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật.

Đặc điểm riêng:

- Ý thức pháp luật là hiện tượng mang tính giai cấp sâu sắc.

Về nguyên tắc, chỉ có ý thức pháp luật của giai cấp cầm quyền mới được phản ánh đầy đủ vào trong pháp luật; vì thế, ý thức pháp luật mang tính giai cấp sâu sắc.

- Tính giai cấp của ý thức pháp luật biểu hiện ở các khía cạnh sau:

Một là, ý thức pháp luật của giai cấp cầm quyền là cơ sở để xây dựng các giá trị, chuẩn mực pháp lý đối với xã hội thông qua việc thể hiện ý thức pháp luật của giai cấp cầm quyền trong hệ thống pháp luật quốc gia.

Hai là, ý thức pháp luật của giai cấp cầm quyền là cơ sở để hình thành thế giới quan pháp lý chính thống trong xã hội.

6.2.3. Chức năng của ý thức pháp luật

- Chức năng nhận thức: là chức năng phân tích hiện thực khách quan và nhận thức hiện thực đó nhằm mục đích hình thành các tư tưởng, quan điểm, quan niệm, niềm tin vào các quy phạm pháp luật hiện hành.

62

- Chức năng mô hình hóa pháp lý: Thông qua quá trình nhận thức mà hình thành nên các mô hình hành vi nhất định (các quy tắc xử sự), nhờ đó ý thức pháp luật đánh giá mô hình nào là cần thiết và tất yếu để hướng các quan hệ xã hội phát triển có kết quả.

- Chức năng điều chỉnh: Ý thức pháp luật định hướng cho hành vi của con người phù

hợp với yêu cầu của pháp luật hiện hành, hoặc làm cho hành vi của con người trở nên sai lệch, không phù hợp với các yêu cầu đó.

Các chức năng của ý thức pháp luật liên hệ chặt chẽ với nhau và tác động qua lại trong một hệ thống thống nhất.

6.2.4. Cơ cấu và phân loại

Một phần của tài liệu Bài giảng Pháp luật Đại cương (Trang 62 - 63)