Phân loại chế tài: Dựa vào các tiêu chí khác nhau.

Một phần của tài liệu Bài giảng Pháp luật Đại cương (Trang 29 - 31)

+ Căn cứ vào tính linh hoạt trong việc lựa chọn biện pháp áp dụng, chế tài được phân thành 2 loại:

• Chế tài cố định: Bộ phận chế tài chỉ nêu một biện pháp tác động và một mức áp dụng.

29

• Chế tài không cố định: Bộ phận chế tài nêu lên nhiều biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến áp dụng hoặc một biện pháp nhưng nhiều mức để chủ thể có thẩm quyền lựa chọn.

+ Căn cứ vào tính chất vi phạm và các quy định pháp luật bị xâm phạm, chế tài được chia thành 4 loại: Chế tài hình sự, chế tài dân sự, chế tài hành chính, chế tài kỷ luật.

4.1.4. Phương pháp diễn đạt

* Quy phạm pháp luật có thể được diễn đạt theo 3 cách:

- Quy định trực tiếp: Cách diễn đạt nội dung thông tin của quy phạm pháp luật trực tiếp trong chính quy phạm đó.

Ví dụ: “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán”. (Điều 430 BLDS 2015).

- Quy định viện dẫn: Các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội có tính chất giống nhau và hướng điều chỉnh của nhà lập pháp đối với quan hệ đó cũng có nội dung tương đồng. Nội dung của quy phạm pháp luật này có thể được trình bày ở quy phạm khác.

Ví dụ: “Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 389 của Bộ luật này”. (Khoản 1 Điều 19 BLHS 2015). - Quy định mẫu: Cách diễn đạt trong trường hợp nội dung của quy phạm pháp luật có

liên quan đến nhiều quy phạm trong các văn bản khác. Các quy phạm pháp luật thuộc cách diễn đạt này chỉ trình bày hướng chung, biện pháp chung.

Ví dụ: “Viên chức không thực hiện đúng thời hạn, mức và phương thức bồi thường, hoàn trả ghi trong quyết định bồi thường thiệt hại hoặc quyết định hoàn trả, đã được đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm thông báo đến lần thứ ba về việc bồi thường, hoàn trả mà cố ý không thực hiện nghĩa vụ bồi thường, hoàn trả thì bị xử lý theo quy định của pháp luật”. (Điều 39 Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức).

* Lưu ý:

1) Quy phạm pháp luật được trình bày trong điều luật, nhưng quy phạm pháp luật và điều luật không đồng nghĩa với nhau. Mỗi điều luật có thể chứa 1 hoặc nhiều quy phạm pháp luật.

2) Một quy phạm pháp luật không bắt buộc phải có đầy đủ 3 bộ phận: Giả định, quy định và chế tài.

3) Các bộ phận của quy phạm pháp luật thường được trình bày theo trật tự: Giả định, quy định, chế tài; nhưng trật tự này có thể bị đảo ngược trong một số trường hợp.

4.2. Hệ thống các văn bản Quy phạm pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nam

4.2.1. Khái niệm và đặc điểm 4.2.1.1. Khái niệm 4.2.1.1. Khái niệm

Theo Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015: Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.

Theo Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật (Hoàng Thị Kim Quế, 2007): Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức thể hiện các quyết định pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự và hình thức nhất định, có chứa đựng các quy tắc xử sự chung nhằm điều chỉnh một loại quan hệ xã hội nhất định, được áp dụng nhiều lần

30

trong thực tiễn đời sống và việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật đó không làm chấm dứt hiệu lực của nó.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật là tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành và giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau về nội dung và hiệu lực pháp lý.

4.2.1.2. Đặc điểm

Một phần của tài liệu Bài giảng Pháp luật Đại cương (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)