- Vị trí pháp lý: “Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại” (Điều 86 Hiến pháp năm 2013).
3.1.2.2. Hình thức pháp luật
- Khái niệm: Hình thức pháp luật là những dạng biểu hiện ra bên ngoài nội dung bên
trong của pháp luật (các quy tắc xử sự chung được nhà nước ban hành hoặc thừa nhận). Hình thức pháp luật còn được hiểu là những dạng tồn tại của pháp luật trên thực tế, là nguồn trực tiếp
26
của luật. Hình thức pháp luật còn là cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để thể hiện ý chí của giai cấp mình thành pháp luật.
- Phân loại:
+ Về phương thức tồn tại: Có hai phương thức chính, là pháp luật thành văn và pháp luật không thành văn.
+ Về phương thức thể hiện: Có ba phương thức pháp luật được sử dụng phổ biến, là:
Tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật. (3 hình thức pháp luật này chính là hình thức bên ngoài của pháp luật, còn được gọi là nguồn pháp luật).
- Tập quán pháp: Là hình thức pháp luật mà trong đó nhà nước (giai cấp thống trị) thừa nhận các phong tục, tập quán sẵn có trong xã hội và dùng quyền lực nhà nước để đảm bảo cho nó được thực hiện, kể cả bằng sự cưỡng chế nhà nước.
- Tiền lệ pháp: Là hình thức pháp luật mà nhà nước thừa nhận các bản án, quyết định
của tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước, được coi là mẫu mực để giải quyết các vụ việc pháp lý cụ thể có tính chất tương tự, xảy ra sau đó. Tiền lệ pháp được áp dụng phổ biến ở các nước theo hệ thống thông luật như Anh, Mỹ…
- Văn bản quy phạm pháp luật: Là văn bản do cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm
quyền ban hành theo một trình tự, thủ tục và hình thức được pháp luật quy định, chứa đựng các quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Ngoài ra còn có tôn giáo pháp:4 Là hình thức pháp luật bắt nguồn từ các quy tắc xử sự chung của các tín đồ tôn giáo, được nhà nước thừa nhận và đảm bảo thực hiện kể cả bằng cưỡng chế nhà nước.
27