Khoản 2 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018:
Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức;
b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
c) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;
đ) Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
- Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình thực hiện hành vi trái pháp luật.
- Người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn là vì vụ lợi. Yếu tố vụ lợi là đặc điểm không thể thiếu của hành vi tham nhũng.
7.1.3. Các hành vi tham nhũng và tội phạm về tham nhũng Tham nhũng gồm hai nhóm hành vi sau: Tham nhũng gồm hai nhóm hành vi sau:
- Một là, các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện, gồm:
+ Tham ô tài sản; + Nhận hối lộ;
+ Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; + Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng hưởng đối với người khác để trục lợi; + Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;
+ Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi; + Nhũng nhiễu vì vụ lợi;
+ Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
70
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi VPPL vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
- Hai là, các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện, bao gồm:
+ Tham ô tài sản; + Nhận hối lộ;
+ Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.
Tham nhũng xuất hiện và tồn tại trong xã hội có quyền lực và gắn với quyền lực nhà nước.
Tội phạm về tham nhũng là một loại tội phạm chức vụ, trong đó người phạm tội vì vụ lợi mà có hành vi lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao gây thiệt hại cho lợi ích nhà nước, xã hội cũng như quyền và các lợi ích hợp pháp khác của công dân.
Dấu hiệu pháp lý của tội phạm về tham nhũng có những đặc trưng quan trọng: + Chủ thể của tội phạm về tham nhũng phải là người có chức vụ, quyền hạn và họ đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để đạt được lợi ích riêng cho bản thân bằng các hình thức khác nhau.
Chủ thể của tội tham nhũng không chỉ trong khu vực công mà còn bao gồm các chủ thể ở khu vực ngoài nhà nước.
+ Đối tượng tác động của tội đưa hối lộ không chỉ có hoạt động thực hiện công vụ của người có chức vụ, quyền hạn của Việt Nam mà còn bao gồm hoạt động thực hiện công vụ của công chức nước ngoài hoặc công chức của tổ chức quốc tế công.
+ Mặt khách quan của các tội phạm tham nhũng có đặc điểm chung là đều có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã sử dụng chức vụ, quyền hạn đó một cách trái pháp luật nhằm mục đích vụ lợi. + Về mặt chủ quan, người phạm tội tham nhũng thực hiện hành vi của mình với lỗi cố ý trực tiếp, nghĩa là họ nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
+ Khách thể của các tội phạm tham nhũng là các quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong khu vực nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước và bị hành vi tham nhũng xâm hại, gây suy yếu hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị, làm ảnh hưởng sâu sắc đến uy tín, niềm tin của nhân dân. Ngoài ra, hành vi tham nhũng còn xâm hại đến quan hệ sở hữu tài sản của các cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.
7.2. Nguyên nhân và hậu quả của tham nhũng 7.2.1. Nguyên nhân 7.2.1. Nguyên nhân
Ở Việt Nam, tham nhũng xuất phát từ các nguyên nhân cơ bản sau:
- Một là, hệ thống pháp luật Việt Nam chưa chặt chẽ, thiếu minh bạch.
- Hai là, cơ chế quản lý nhà nước đối với nền kinh tế và hoạt động của cơ quan nhà nước còn lỏng lẻo:
+ Các cơ chế kiểm soát chưa hoàn thiện và điều kiện vật chất, hạ tầng không đáp ứng được các yêu cầu của nền kinh tế.
71
+ Cơ chế “xin - cho”, tư duy ban phát vẫn tồn tại nặng nề trong thực tiễn hoạt động của bộ máy nhà nước. Cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ chưa hợp lý, thiếu minh bạch tạo điều kiện cho tham nhũng phát sinh và phát triển.
+ Những hạn chế trong cơ chế kiểm soát quyền lực, công tác quản lý, điều hành nền kinh tế cũng như trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội chính là những nguyên nhân quan trọng thúc đẩy sự gia tăng của tham nhũng.