Nội dung: Hiệu lực về đối tượng tác động của văn bản quan hệ xã hội là tính bắt buộc thi hành của văn bản quy phạm pháp luật đối với các cá nhân, tổ chức.

Một phần của tài liệu Bài giảng Pháp luật Đại cương (Trang 39 - 42)

Về nguyên tắc, văn bản quy phạm pháp luật do chủ thể có thẩm quyền ở trung ương ban hành có hiệu lực tác động đối với mọi đối tượng trong phạm vi cả nước. Văn bản quy phạm pháp luật do chủ thể có thẩm quyền ở địa phương ban hành có hiệu lực tác động đối với các đối tượng tham gia vào quan hệ xã hội thuộc sự điều chỉnh của chủ thể đó.

4.3. Quan hệ pháp luật 4.3.1. Khái niệm 4.3.1. Khái niệm

Quan hệ pháp luật là những quan hệ xã hội được hình thành trên cơ sở có sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể tham gia quan hệ đó.

Lưu ý: Bất kỳ một quan hệ pháp luật nào cũng là quan hệ xã hội nhưng không phải bất kỳ một quan hệ xã hội nào cũng là quan hệ pháp luật. Chỉ quan hệ xã hội nào có sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể tham gia quan hệ mới được xem là quan hệ pháp luật.

4.3.2. Đặc điểm

Một là, quan hệ pháp luật được hình thành mang tính ý chí của các chủ thể.

+ Tính ý chí của nhà nước, bởi vì cơ sở của quan hệ pháp luật là quy phạm pháp luật thể hiện ý chí nhà nước. Nội dung của quy phạm pháp luật được xác định bằng các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội tồn tại trong xã hội đó vào một thời điểm nhất định.

+ Tính ý chí của các chủ thể tham gia quan hệ đó, với điều kiện là ý chí này phải phù hợp với ý chí của nhà nước.

Hai là, quan hệ pháp luật có các chủ thể xác định và chứa nội dung là quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể.

Quan hệ pháp luật luôn là mối quan hệ hai chiều: Nghĩa vụ của chủ thể này luôn tương ứng với quyền của chủ thể kia của quan hệ pháp luật và ngược lại.

Ba là, quan hệ pháp luật được nhà nước đảm bảo thực hiện.

4.3.3. Phân loại

- Căn cứ vào tiêu chí phân chia các ngành luật, quan hệ pháp luật được chia thành: Quan hệ pháp luật hình sự, quan hệ pháp luật hành chính, quan hệ pháp luật dân sự…

- Căn cứ vào tiêu chí nội dung, quan hệ pháp luật được chia thành: Quan hệ pháp luật nội dung và Quan hệ pháp luật hình thức.

+ Quan hệ pháp luật nội dung là quan hệ pháp luật chứa những nội dung cần điều chỉnh bằng pháp luật, như quan hệ kết hôn, quan hệ cấp dưỡng…

+ Quan hệ pháp luật hình thức là quan hệ phát sinh trong quá trình chủ thể thực hiện các trình tự, thủ tục để giải quyết vấn đề pháp lý, như quan hệ pháp luật tố tụng hình sự, quan hệ pháp luật tố tụng dân sự…

39

4.3.4. Cơ cấu của quan hệ pháp luật

4.3.4.1. Chủ thể của quan hệ pháp luật

Khái niệm: Chủ thể của quan hệ pháp luật là những cá nhân, tổ chức đáp ứng các điều

kiện do pháp luật quy định để trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật và tham gia vào quan hệ pháp luật đó.

A. Năng lực chủ thể là khả năng của cá nhân, tổ chức phải đáp ứng những điều kiện do

pháp luật quy định để trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật. Năng lực chủ thể gồm: Năng lực pháp luật và năng lực hành vi.

+ A1. Năng lực pháp luật: là khả năng của cá nhân, tổ chức có các quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật.

<Điều 16 Bộ luật Dân sự 2015. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.

2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.

3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.>

+ A2. Năng lực hành vi: là khả năng của cá nhân, tổ chức được nhà nước thừa nhận bằng chính hành vi của mình để thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý khi tham gia vào quan hệ pháp luật.

Lưu ý: Chủ thể pháp luật chỉ có năng lực pháp luật mà không có năng lực hành vi thì không thể trở thành chủ thể quan hệ pháp luật cụ thể. Một cá nhân hoặc tổ chức muốn trở thành chủ thể quan hệ pháp luật thì đồng thời phải có cả năng lực pháp luật và năng lực hành vi.

Phân loại chủ thể của quan hệ pháp luật: Gồm có cá nhân và tổ chức:

B1. Cá nhân là chủ thể của quan hệ pháp luật bao gồm công dân Việt Nam, người nước

ngoài cư trú ở Việt Nam và người không có quốc tịch.

B1.1. Công dân: Năng lực pháp luật của cá nhân có từ khi cá nhân sinh ra và chấm dứt khi công dân chết đi. Năng lực hành vi của cá nhân có từ khi cá nhân đạt đến độ tuổi do pháp luật quy định và có khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi. Theo quy định pháp luật Việt Nam, công dân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ khi từ đủ 18 tuổi trở lên và không thuộc trường hợp bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

B1.2. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của người nước ngoài cư trú ở Việt Nam bị hạn chế hơn so với công dân Việt Nam.

B1.3. Người không có quốc tịch

B2. Tổ chức: Do nhiều cá nhân tham gia và được hình thành theo quy định của pháp luật.

Có nhiều loại tổ chức và mỗi loại có địa vị pháp lý khác nhau khi tham gia vào quan hệ pháp luật: B2.1. Chủ thể của quan hệ pháp luật là tổ chức có tư cách pháp nhân.

Theo Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này: Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.

40

c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Năng lực chủ thể của pháp nhân: Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của pháp nhân

phát sinh cùng một thời điểm khi pháp nhân được thành lập hợp pháp.

Mỗi pháp nhân được thành lập đều có mục đích và nhiệm vụ nhất định. Vì vậy, năng lực chủ thể của pháp nhân phải phù hợp với mục đích hoạt động của pháp nhân đó. Các pháp nhân khác nhau có năng lực chủ thể khác nhau.

• B2.2. Chủ thể của quan hệ pháp luật là tổ chức không có tư cách pháp nhân, như hộ gia đình, tổ hợp tác…Các tổ chức này vẫn có thể trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật khi có năng lực chủ thể. Tuy nhiên, năng lực chủ thể của loại này bị hạn chế hơn so với pháp nhân.

• B2.3. Ngoài ra, nhà nước có thể tham gia vào quan hệ pháp luật với tư cách là chủ thể đặc biệt. Vì nhà nước là chủ thể công quyền, pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nên nhà nước tự quy định nên các quyền và nghĩa vụ pháp lý trong các quan hệ pháp luật mà nhà nước tham gia. Nhà nước còn là chủ sở hữu đối với tài sản thuộc chế độ sở hữu toàn dân như đất đai, tài nguyên thiên nhiên.

4.3.4.2. Nội dung của quan hệ pháp luật

Nội dung của quan hệ pháp luật bao gồm quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ pháp luật, được Nhà nước xác lập và bảo đảm thực hiện. Trong đó:

- Quyền chủ thể: là khả năng xử sự của chủ thể được pháp luật cho phép khi tham gia

quan hệ pháp luật. Quyền của chủ thể trong các quan hệ pháp luật cụ thể khác nhau thì có nội dung khác nhau.

* Các đặc điểm cơ bản của quyền chủ thể:

+ Chủ thể có quyền có thể lựa chọn thực hiện những hành vi khác nhau phù hợp với nội dung, mục đích của quyền đó, và phải trong khuôn khổ do quy phạm pháp luật xác định trước (được quyền thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép).

+ Chủ thể có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ của họ.

+ Chủ thể có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền của mình. - Nghĩa vụ pháp lý: là cách xử sự bắt buộc mà các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp

luật phải thực hiện để đáp ứng quyền của các chủ thể khác.

* Các đặc điểm cơ bản của nghĩa vụ pháp lý:

+ Bên có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện các hành động nhất định theo quy định của pháp luật nhằm đáp ứng quyền của chủ thể kia.

+ Phải kiềm chế không thực hiện những hành vi mà pháp luật không cho phép.

+ Bên có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm pháp lý khi không thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

4.3.4.3. Khách thể của quan hệ pháp luật

Khách thể của quan hệ pháp luật là những lợi ích vật chất, tinh thần và các lợi ích khác mà các bên tham gia quan hệ pháp luật mong muốn đạt được.

41

4.3.5. Sự kiện pháp lý 4.3.5.1. Khái niệm 4.3.5.1. Khái niệm

Sự kiện pháp lý là những điều kiện, hoàn cảnh, tình huống của thực tế mà sự xuất hiện hoặc mất đi của chúng được quy phạm pháp luật gắn đến sự phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan

Một phần của tài liệu Bài giảng Pháp luật Đại cương (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)