các chủ thể tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách tự giác, giúp cho pháp chế XHCN được củng cố và tăng cường.
6.3.3.2. Sự đảm bảo về chính trị
- Sự đảm bảo về chính trị là sự ổn định về chính trị, tính tổ chức, tính kỷ luật và hiệu quả hoạt động của các tổ chức thành viên của hệ thống chính trị XHCN trong việc bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của công dân, thực hiện dân chủ XHCN.
- Sự đảm bảo về chính trị sẽ giúp củng cố và nâng cao niềm tin của công dân đối
với nhà nước, nâng cao ý thức pháp luật của mọi chủ thể trong xã hội.
6.3.3.3. Sự đảm bảo về tư tưởng
Sự đảm bảo về tư tưởng góp phần nâng cao nhận thức và phẩm chất của cán bộ, nhân dân trong quá trình thực hiện pháp luật, củng cố và tăng cường pháp chế XHCN.
6.3.3.4. Sự đảm bảo về pháp lý
Sự đảm bảo về mặt pháp lý là đảm bảo cho các hoạt động xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật được thực hiện một cách có hiệu quả. Muốn vậy, bộ máy nhà nước phải được cải cách toàn diện theo định hướng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân.
6.3.3.5. Sự đảm bảo về xã hội
- Sự đảm bảo về mặt xã hội là sự tạo điều kiện để các quan hệ xã hội giữa con người
với nhau được phát triển tốt đẹp, bền vững.
- Sự đảm bảo về xã hội là sự tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức xã hội và
đoàn thể quần chúng có các biện pháp trong đấu tranh phòng và chống vi phạm pháp luật; giáo dục, cải tạo những người lầm lỡ; hòa giải các tranh chấp nảy sinh giữa các cá nhân trong xã hội,… đồng thời tạo điều kiện để các tổ chức xã hội và đoàn thể quần chúng thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc tôn trọng và thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, pháp nhân và cá nhân trong xã hội.
- Sự đảm bảo về xã hội góp phần củng cố và tăng cường pháp chế XHCN. 6.3.4. Các biện pháp tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa
6.3.4.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác pháp chế
- Đây là biện pháp cơ bản, bao trùm, xuyên suốt trong quá trình củng cố và tăng cường pháp chế XHCN.
- Sự lãnh đạo của Đảng thể hiện ở việc Đảng đề ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đề ra chiến lược toàn diện về công tác pháp chế.
- Tuy nhiên, củng cố và tăng cường pháp chế XHCN không chỉ là nhiệm vụ của nhà nước mà còn là sự nghiệp của toàn dân. Vì vậy, Đảng có nhiệm vụ vạch ra các phương hướng chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động của nhà nước trong công tác pháp chế.
68
6.3.4.2. Đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật XHCN
Để có được một hệ thống pháp luật ngày càng phát triển và hoàn thiện, phải đẩy mạnh công tác xây dựng pháp luật bằng nhiều cách khác nhau như thường xuyên tiến hành hệ thống hóa pháp luật; kịp thời thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng thành pháp luật; tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội và quan điểm bảo thủ, trì trệ khi xây dựng pháp luật; xã hội hóa hoạt động xây dựng pháp luật nhằm phát huy trí tuệ của toàn dân.
6.3.4.3. Tăng cường công tác tổ chức thực hiện pháp luật
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học pháp lý, tăng cường công tác giải thích pháp luật để làm sáng tỏ nội dung và ý nghĩa của các quy định pháp luật, làm cơ sở cho việc tuyên truyền và giáo dục pháp luật đạt kết quả tốt.
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền và giáo dục pháp luật nhằm nâng cao trình độ nhận thức pháp luật và ý thức pháp luật của nhân dân.
- Chú trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ pháp lý có đủ năng lực, phẩm chất chính trị và khả năng công tác để sắp xếp vào các cơ quan làm công tác pháp luật, pháp chế.
- Chú trọng công tác tổ chức, kiện toàn các cơ quan làm công tác pháp luật, pháp chế.
6.3.4.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật phạm pháp luật