- Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về
5.3. Trách nhiệm pháp lý
5.3.1. Khái niệm và đặc điểm 5.3.1.1. Khái niệm 5.3.1.1. Khái niệm
Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi (sự trừng phạt) đối với chủ thể vi phạm pháp luật, được các Quy phạm pháp luật xác lập và điều chỉnh, trong đó chủ thể vi phạm pháp luật phải chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế được quy định ở các quy phạm pháp luật.
53
5.3.1.2. Đặc điểm
Đặc điểm 1: Cơ sở của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật:
Trách nhiệm pháp lý chỉ xuất hiện khi trong thực tế xảy ra vi phạm pháp luật. Không có vi phạm pháp luật thì không được truy cứu trách nhiệm pháp lý. Trách nhiệm pháp lý chỉ được áp dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp luật.
Không truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi trái pháp luật được thực hiện trong các trường hợp sau:
+ Chủ thể không có năng lực trách nhiệm pháp lý (không có khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình)
+ Do sự kiện bất ngờ (chủ thể không thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả do hành vi của mình gây ra)
+ Do phòng vệ chính đáng; hay được thực hiện phù hợp với tình thế cấp thiết…
Năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể là khả năng phải chịu trách nhiệm pháp lý của chủ thể do nhà nước quy định. Năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể tùy thuộc vào chủ thể là cá nhân hay tổ chức(pháp nhân).
• Năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể là cá nhân được nhà nước quy định đối với những người đạt đến một độ tuổi nhất định. Khi đó, họ có khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình, có điều kiện lựa chọn và quyết định hành vi của mình và chịu
trách nhiệm độc lập về hành vi đó.
Độ tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lý của chủ thể là cá nhân được pháp luật quy định khác nhau trong mỗi loại quan hệ khác nhau, hoặc phụ thuộc vào tầm quan trọng và tính chất của quan hệ xã hội đó.
Pháp luật cũng quy định một số chủ thể là cá nhân mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình ở thời điểm khi thực hiện hành vi đó thì họ không có năng lực trách nhiệm pháp lý. Trong trường hợp này, họ không phải chịu trách nhiệm pháp lý.
• Năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể là tổ chức phụ thuộc vào các quy định cụ thể của pháp luật. Tùy thuộc vào từng loại quan hệ xã hội khác nhau mà nhà nước quy định năng lực trách nhiệm pháp lý của tổ chức đó.
Đặc điểm 2: Trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với các quy định pháp luật, trong đó
pháp luật luôn có sự quy định chặt chẽ về chủ thể có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm pháp lý, trình tự, thủ tục tiến hành xác định và truy cứu trách nhiệm pháp lý, về các biện pháp cưỡng chế được phép áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật.
Đặc điểm 3: Chỉ có cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các chủ thể được pháp luật
trao quyền thì mới có quyền truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với tổ chức hoặc cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật.
Đặc điểm 4: Trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với các biện pháp cưỡng chế được quy
định trong chế tài của các quy phạm pháp luật. Truy cứu trách nhiệm pháp lý về thực chất là áp dụng các biện pháp cưỡng chế đã được quy định trong bộ phận chế tài của các Quy phạm pháp luậtđối với các chủ thể vi phạm pháp luật. Chủ thể vi phạm pháp luật bị buộc phải thực hiện những biện pháp cưỡng chế được quy định trong các quy phạm pháp luật.
54