Dưới những tác động nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19, tuy nhiên Việt Nam đã thực hiện rất tốt công tác phòng chống dịch bệnh và có những bước hồi phục kinh tế. Tỉ lệ kiểm soát lạm phát của Việt Nam trong năm 2020 là 3,23%; tỷ giá ổn định; nợ công và thâm hụt ngân sách Nhà nước vẫn trong tầm kiểm soát; thực hiện vốn đầu tư công tăng mạnh. Toàn ngành ngân hàng đã nỗ lực góp chung sức lực để đẩy mạnh lại cơ cấu nền kinh tế và đã được một số thành tựu đáng kể trong năm qua:
Hệ thống ngân hàng đã thực hiện giảm lãi suất lên tới 1,5 – 2%, nhờ đó giảm chi phí vốn cho người dân, doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát chất lượng tín dụng và lạm phát. Đồng thời hỗ trợ thanh khoản thị trường và kiểm soát cung tiền, điều hành chính sách tiền tệ một cách hợp lý và chặt chẽ.
Thứ hai là thực hiện tốt vai trò trụ cột của nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong bối cảnh dịch bệnh.
Hệ thống ngân hàng đã triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và nhân dân bằng cách giảm lãi suất; cơ cấu lại nợ, giãn thời hạn trả nợ; cung cấp các gói tín dụng lãi suất ưu đãi,… Theo ước tính của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, lợi nhuận ngành Ngân hàng năm 2020 – 2021 dự báo có thể giảm 25 – 30 nghìn tỷ đồng (tương ứng 20 – 25% lợi nhuận) so với kế hoạch ban đầu.
Thứ ba là hoàn thiện hệ thống pháp lý của ngành Ngân hàng.
NHNH đã ban hành một số văn bản như: quyết định số 149/QĐ – TTg ngày 22/01/2020; Nghị quyết số 50/NQ – CP ngày 17/04/2020; Nghị quyết số 52/NQ – TW ngày 27/09/2019; Thông tư số 09/2020/TT – NHNN ngày 21/10/2020 nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý của hệ thống Ngân hàng Việt Nam.
Thứ tư là thành công trong việc công nghệ hóa ngành Ngân hàng và thanh toán điện tử.
Năm 2020, hoạt động chuyển đổi số và thanh toán không dùng tiền mặt đã có những bước tiến lớn. Theo thống kê, cuối năm 2020, 94% Ngân hàng bắt đầu triển khai hoặc xây dựng chiến lược chuyển đổi số, 59% Ngân hàng đang triển khai chuyển đổi số. Nhờ vậy, giá trị và số thanh toán không dùng tiền mặt tăng trưởng nhanh chóng: tăng 123,9% số lượng giao dịch thanh toán bằng điện thoại di động và 8,3% số lượng qua internet.
Thứ năm là thể hiện sự thích ứng và hồi phục nhanh sau dịch bệnh Covid-19.
Cơ cấu tín dụng đã có những điều chỉnh tích cực, tập trung sản xuất kinh doanh và kiểm soát các rủi ro về tín dụng. Cuối năm 2020, tăng 10,4% về tín dụng cho xuất khẩu; 9,8% về tín dụng cho nông nghiệp, 11% về tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Song song đó, dù chịu tác động bởi dịch bệnh nhưng lợi nhuận của ngành Ngân
hàng vẫn có những bước tăng trưởng tích cực: 90.378 tỷ (tăng 11,6% so với năm 2019).
Cuối cùng là ghi nhận sự chuyển sàn, niêm yết thành công của nhiều ngân hàng.
Năm 2020, 9 Ngân hàng Thương mại Cổ phần đã được niêm yết lên sàn chứng khoán Việt Nam: 3 Ngân hàng niêm yết (VIB, MSP, LPB), 5 Ngân hàng giao dịch trên sàn Upcom (NAB, BVP, PGB, ABB, SGB), 1 Ngân hàng chuyển từ sàn HNX qua sàn HOSE (ACB). 3 Ngân hàng đang nộp đơn niêm yết lên sàn HOSE là SHB, OCB và SeaBank. Tuy nhiên, vẫn còn một vài Ngân hàng Thương mại Cổ phần vẫn chưa thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán.