Kiến nghị đối với Ngân Hàng Nhà Nước.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng eximbank phòng giao dịch long điền, bà rịa vũng tàu (Trang 52 - 56)

Nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống các TCTD, bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, phục vụ hiệu quả việc thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, NHNH cần nhanh chóng tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng linh hoạt, phối hợp hài hoà với chính sách tài khoá nhằm ổn định thị trường tiền tệ, điều hoà linh hoạt lượng tiền trong lưu thông đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, đảm bảo khả năng thanh khoản của các TCTD.

Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và điều kiện Việt Nam. Sửa đổi bổ sung các quy định về cho vay, tránh tình trạng chồng chéo, để các quy định này phát huy được tối đa hiệu quả của mình.

Đối với các TCTD, Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường tiến hành giám sát thanh tra kỹ lưỡng và phân loại chính xác, xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các TCTD phù hợp với diễn biến tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng, đảm bảo đạt được mục tiêu chính sách tiền tệ ổn định và phát triển bền vững.

Hiện đại hoá hệ thống ngân hàng, đẩy mạnh và nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác dự báo, thống kê tiền tệ, thực hiện triển khai mở rộng Đề án thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.

Hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống CIC nhằm cung cấp thông tin tín dụng KH một cách chính xác nhất, giúp tăng hiệu quả công tác thẩm định tín dụng. Chất lượng thông tin càng cao thì rủi ro càng giảm đi. Hiện nay, sự hợp tác của các ngân hàng với CIC chưa cao chủ yếu là do muốn giữ bí mật thông tin KH để dễ cạnh tranh. Vì vậy, NHNH cần phải có những biện pháp thích hợp khiến các ngân hàng nhận thực đúng đắn về quyền lợi và nghĩa vụ trong việc báo cáo và khai thác thông tin tín dụng từ CIC, góp phần hạn chế và ngăn ngừa rủi ro tín dụng.

Tóm tắt chương 4:

Từ các các số liệu được phân tích và những hạn chế về vấn đề cho vay tiêu dùng tại PGD Eximbank Long Điền đã được đề cập trong chương 3. Nội dung chương 4 của luận văn là tập trung đưa ra các giải pháp và kế hoạch chi tiết thực hiện các giải pháp tương ứng với những hạn chế của chương trước nhằm khắc phục các vấn đề mà PGD đang gặp phải và nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay tiêu dùng tại đơn vị này.

Đồng thời ở chương này, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng với toàn hệ thống Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Eximbank Việt nam và với với NHNH trong phần này.

KẾT LUẬN

Là một trong những chi nhánh còn khá mới của hệ thống Eximbank, PGD Eximbank Long Điền, Bà Rịa – Vũng Tàu đang từng bước một ổn định và phát triển . Mặc dù, đối mặt với nhiều biến động ảnh hưởng tới cán cân thị trường, doanh thu và lợi nhuận toàn bộ hoạt động của chi nhánh đều có sự tăng trưởng nhanh từ năm 2018 đến nay. Một số lí do có thể được đưa ra như tuối đời chi nhánh còn khá thấp so với các chi nhánh khác của Eximbank, dẫn đến việc chưa tạo được uy tín cũng cơ sở khách hàng thực hiện các sản phẩm cho vay tiêu dùng còn hạn chế rất nhiều. Không những vậy, với tình hình dịch COVID - 19 bùng phát đã gây nhiều khó khăn cho các doanh, là nguyên nhân chính khiến cho sự sụt giảm đáng kể về doanh thu trong 6 tháng đầu năm nay. Do đó, với mục tiêu nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng tại PGD Eximbank Long Điền, luận văn đã phân tích thực trạng về cho vay tiêu dùng tại PGD thông qua một số yếu tố bên trong của ngân hàng như kết quả tình hình huy động vốn, quy trình cho vay, tình hình cho vay tiêu dùng, nợ quá hạn.

Nhìn chung, hoạt động cho vay tiêu dùng tại PGD Eximbank Long Điền đã được tiến hành tốt, bám sát định hướng của NHNH và hệ thống Eximbank, theo các mục tiêu bảo quản dư nợ, tránh tăng trưởng nóng, an toàn và hiệu quả. Những kết quả đạt được đã góp phần vào thành công chung của toàn hệ thống Eximbank, xứng đáng với vị trí một trong những Ngân hàng Thương mại dẫn đầu tại nước ta.

Tuy nhiên, PGD vẫn còn cần tích cực hoàn thiện thêm về quy trình cho vay; trình độ nghiệp vụ của nguồn nhân lực; cung cấp được đa sản phẩm, dịch vụ liên quan thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Bên cạnh đó, cần có sự đầu tư mạnh hơn về công nghệ vào trong qui trình thực hiện cho vay tiêu dùng. Kết hợp với những hạn chế, thách thức được phân tích và định hướng mục tiêu thực hiện của PGD, luận văn cũng đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn đó để phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại đây, đặc biệt là nâng cao doanh số và uy tín tại mảng này.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng eximbank phòng giao dịch long điền, bà rịa vũng tàu (Trang 52 - 56)