Nguyên nhân hạn chế của cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng eximbank phòng giao dịch long điền, bà rịa vũng tàu (Trang 43 - 45)

a) Từ phía ngân hàng:

Mức cho vay tiêu dùng của PGD vẫn còn thấp, mỗi khoản cho vay tối đa 70% giá trị tài sản đảm bảo, phần lớn là giá trị nhà đất. Giá trị này do cán bộ tín dụng thuộc phòng quan hệ khách hàng định giá và vẫn chưa đúng với giá trị thực tế trên thị trường. Vì khả năng thẩm định vẫn chưa thực sự chính xác nên ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KH. Do đó, mức vay mà KH nhận được chỉ rơi vào tầm 60 – 70% giá trị đảo bảo, vẫn chưa thực sự thỏa mãn tối đa nhu cầu của người đi vay.

Bên cạnh đó, vì tài sản đảm bảo thường là các bất động sản có giá trị cao như nhà, đất và nếu muốn thế chấp thì phải được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu. Vì vậy mà nhiều KH dù có đầy đủ nguồn lực tài chính cũng như năng lực về pháp luật để trả nợ nhưng vẫn không được cho vay vì chưa được cấp giấy chứng nhận về quyền sở hữu nhà, đất nên họ bị đánh giá là thiếu điều kiện về tài sản đảm bảo. Thế nên số lượng KH được vay vốn tại ngân hàng vẫn chưa được tối ưu.

Cuối cùng là hoạt động marketing vẫn chưa thật sự hiệu quả. PGD cũng vẫn chưa thực sự tận dụng được phương tiện truyền thông internet, chưa có một hệ thống trình duyệt riêng cho mình. Khả năng quảng bá hình ảnh đến với người dân vẫn còn khá thô sơ. Thế nên việc truyền tải thông tin tới KH tiêu dùng vẫn khá là khó khăn cũng như đưa ra những chưa thực sự hấp dẫn được sự quan tâm của người dân địa phương đến sản phẩm dịch vụ ngân hàng một cách chi tiết và hiệu quả.

b) Từ phía người dân:

Hiện nay thì tình hình người dân tại khu vực Long Điền đa phần là ở độ tuổi trung niên hay trẻ em vẫn còn đang đi họ, còn những người trẻ thì sẽ đang học Đại họ hoặc đi làm tại các thành phố lớn. Ở độ tuổi cao hay quá nhỏ thì họ vẫn còn khá xa lạ với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, họ vẫn chưa được thực sự tiếp xúc và hiểu được các lợi ích mà Ngân hàng đem lại, bên cạnh đó là xuất phát từ thói quen tiết kiệm của người dân Việt Nam ta đã in sâu vào máu. Vì lẻ đó mà khi họ cần có nhu cầu đầu tư, kinh doanh, mua sắm,… thì họ sẽ sử dụng tiền của chính bản thân đã được tích lũy từ sớm, các khoản tiền từ gia đình hoặc mượn từ những mối quan hệ thân thiết xung quanh hơn là đi vay từ các Ngân hàng.

Chính vì vậy, nếu PGD Long Điền muốn mở rộng kết quả hoạt động kinh doanh nói chung hay hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng, thì việc lên một chiến lược đánh vào tâm lý tiêu dùng của người dân, đẩy mạnh marketing của mình là việc hết sức cần thiết. PGD phải cho người dân thấy nơi đây thấy được những tiện ích khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng. Từ đó người dân sẽ ngày càng biết đến rộng rãi và tin dùng vào các sản phẩm của mình nhiều hơn.

Tóm tắt chương 3:

Nội dung chính của chương 3 là phân tích các số liệu mà tác giả đã thu thập được về vấn đề cho vay tiêu dùng trong ba năm gần nhất được cung cấp bởi Tổ Tín dụng tại PGD Eximbank Long Điền, giúp chúng ta hiểu vì sao PGD Eximbank Long Điền đã có những thành tựu hội bật như thế. Đồng thời đưa ra các đánh giá tổng quan về thực trạng cho vay tiêu dùng tại PGD cũng như là những ưu điểm của hạn chế vẫn còn tồn tại tại nơi đây.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng eximbank phòng giao dịch long điền, bà rịa vũng tàu (Trang 43 - 45)