Vai trò và ý nghĩa của việc giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn ở huyện phong thổ, tỉnh lai châu (Trang 27 - 30)

nông thôn

Để đánh giá được vai trò của việc làm cần phải đứng ở nhiều góc độ khác nhau, vi dụ: dưới góc độ NLĐ, NSDLĐ và nhà nước hay đánh giá đầy đủ trên phương diện mỗi cá nhân, trong quan hệ lao động và phạm vi quốc gia.

Như vậy, việc làm có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, nó không thể thiếu đối với từng cá nhân và toàn bộ nền KT-XH, là vấn đề cốt lõi, xuyên suốt và có mối quan hệ thân thiết cũng như chi phối toàn bộ các hoạt động KT-XH.

Thứ nhất, Đối với từng cá nhân: Việc làm đi đôi với có thu nhập để nuôi sống bản thân mình, ảnh hưởng trực tiếp và chi phối toàn bộ đời sống của cá nhân. Việc làm ngày nay gắn liền với trình độ học vấn, trình độ tay nghề của từng cá nhân. Thực tế cho thấy những người không có việc làm thường tập trung vào những vùng nhất định (vùng đông dân cư khó khăn về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng,..); vào những nhóm người nhất định (lao động không có trình độ tay nghề, trình độ văn hoá thấp...). Việc không có việc làm trong dài hạn còn dẫn tới mất cơ hội trau dồi, nắm bắt và nâng cao trình độ kĩ năng nghề nghiệp làm hao mòn và mất đi kiến thức, trình độ vốn có. Dưới khía cạnh pháp lý, có việc làm là quyền cơ bản của con người; mỗi cá nhân có khả năng lao động, có nhu cầu lao động đều có quyền được làm việc

để tạo ra thu nhập cho bản thân nếu hoạt động đó không trái pháp luật. Điều này đã được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp luật quốc tế và pháp luật của nhiều nước như: Điều 2, Tuyên ngôn về quyền con người năm 1948 của Liên Hiệp quốc ghi nhận: "Mọi người đều có quyền làm việc, tự do chọn nghề, được có những điều kiện làm việc thuận lợi và chính đáng và được bảo vệ chống lại thất nghiệp"; Điều 1, Công Ước số 122 của ILO về chính sách việc làm năm 1964 cũng nêu rõ: "Các nước thành viên phải tuyên bố và áp dụng một chính sách tích cực nhằm xúc tiến toàn dụng lao động, có năng suất và được tự do lựa chọn" cho NLĐ.

Về mặt pháp lý, những quy định trên của quốc tế cũng như của quốc gia là cơ sở pháp lý để đảm bảo cho mỗi cá nhân đều có việc làm và thu nhập, có được cuộc sống ổn định và bền vững, đáp ứng nhu cầu tối thiểu của con người.

Thứ hai, Đối với kinh tế: Lao động là một trong những nguồn lực quan trọng, là đầu vào không thể thay thế đối với một số ngành, nó là nhân tố tạo nên tăng trưởng kinh tế và thu nhập quốc dân. Nền kinh tế luôn phải đảm bảo tạo cầu và việc làm cho từng cá nhân sẽ giúp cho việc duy trì mối quan hệ hài hoà giữa việc làm và kinh tế, tức là luôn bảo đảm cho nền kinh tế có xu hướng phát triển bền vững, ngược lại nó cũng duy trì lợi ích và phát huy tiềm năng của NLĐ.

GQVL cho NLĐ, hạn chế thất nghiệp ở tỷ lệ thấp là một trong những mục tiêu kinh tế vĩ mô mà Nhà nước thường xuyên quan tâm thực hiện. Chính sách GQVL có mối quan hệ biện chứng với các chính sách KT-XH khác, đặc biệt là mối quan hệ chặt chẽ giữa chính sách việc làm với các chính sách như: chính sách dân số, giáo dục - đào tạo, chính sách cơ cấu kinh tế, chính sách công nghệ... Chính sách GQVL kéo theo các chính sách phát triển giáo dục để nhằm đào tạo nguồn lực phù hợp cung cấp cho thị trường lao động. Trên cơ

sở về cơ cấu dân số, chính sách GQVL cũng được xây dựng phù hợp.

Thứ ba, Đối với xã hội: Mỗi cá nhân, gia đình là một yếu tố cấu thành nên xã hội, vì vậy việc làm cũng tác động trực tiếp đến xã hội: một mặt nó tác động tích cực; mặt khác nó tác động tiêu cực. Khi mọi cá nhân trong xã hội có việc làm thì xã hội đó được duy trì và phát triển do không có mâu thuẫn nội sinh trong xã hội , không tạo ra các tiêu cực, tệ nạn trong xã hội, con người được dần hoàn thiện về nhân cách và trí tuệ…Ngược lại khi nền kinh tế không đảm bảo đáp ứng về việc làm cho NLĐ có thể dẫn đến nhiều tiêu cực trong đời sống xã hội, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách con người. Con người có nhu cầu lao động ngoài việc đảm bảo nhu cầu đời sống còn đảm bảo các nhu cầu về phát triển và tự hoàn thiện, vì vậy trong nhiều trường hợp khi không có việc làm sẽ ảnh hưởng đến lòng tự tin của con người, sự xa lánh cộng đồng và là nguyên nhân của các tệ nạn xã hội. Ngoài ra, khi không có vệc làm trong xã hội sẽ tạo ra các hố ngăn cách giàu nghèo là nguyên nhân nảy sinh ra các mâu thuẫn và nó ảnh hưởng đến tình hình chính trị. Vai trò của việc làm đối với từng cá nhân, kinh tế, xã hội là rất quan trọng. Vì vậy, để đáp ứng được nhu cầu việc làm của toàn xã hội đòi hỏi Nhà nước phải có những chiến lược, kế hoạch cụ thể đáp ứng được nhu cầu này.

GQVL là một trong những chính sách xã hội cơ bản của mọi quốc gia nhằm góp phần đảm bảo an toàn, ổn định và phát triển xã hội. Đối với nước ta, quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra hàng loạt vấn đề bức xúc liên quan đến việc làm và chính sách GQVL. Đây là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lực lao động, góp phần tích cực vào sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

Như vậy, GQVL vừa có ý nghĩa về mặt kinh tế, vừa có ý nghĩa về mặt chính trị và xã hội. Các chính sách về GQVL phù hợp sẽ giảm tỉ lệ thất nghiệp, giảm các tệ nạn xã hội. Ngược lại, thực hiện không tốt công tác GQVL giúp,

nhất là trong giai đoạn kinh tế suy thoái, nạn thất nghiệp sẽ tăng và cùng với nó là tình trạng đói nghèo, các tệ nạn sẽ dễ dàng phát sinh. Khi đó gánh nặng sẽ đè lên các chính sách về bảo trợ xã hội, an ninh xã hội. Tình trạng bất ổn trong công tác GQVL kéo dài có thể gây ra bất ổn về chính trị, xã hội.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn ở huyện phong thổ, tỉnh lai châu (Trang 27 - 30)