Chính sách hỗ trợ chuyển dịch việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn và tạo việc làm cho thanh niên

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn ở huyện phong thổ, tỉnh lai châu (Trang 34 - 38)

khu vực nông thôn và tạo việc làm cho thanh niên

Thứ nhất, Chính sách hỗ trợ chuyển dịch việc làm cho NLĐ ở khu vực nông thôn:

Một là, Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho NLĐ ở khu vực nông thôn: Điều 15 Luật Việc làm năm 2013 có quy định:

1. Căn cứ chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn.

2. Người lao động ở khu vực nông thôn tham gia chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm được hưởng các chế độ sau đây:

a) Hỗ trợ học nghề;

b) Tư vấn miễn phí về chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, học nghề;

c) Giới thiệu việc làm miễn phí;

Vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định tại các điều 11, 12 và 13 của Luật này.

16 quy định:

Người lao động ở khu vực nông thôn học nghề dưới 03 tháng hoặc học nghề trình độ sơ cấp ở cơ sở đào tạo nghề được hỗ trợ chi phí học nghề theo quy định của Thủ tướng Chính phủ”.

Ba là, Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh tạo việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn: Điều 17 quy định:

Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh được Nhà nước hỗ trợ để phát triển sản xuất, kinh doanh, mở rộng việc làm tại chỗ cho người lao động ở khu vực nông thôn thông qua các hoạt động sau đây:

1. Vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định tại các điều 11, 12 và 13 của Luật này;

2. Hỗ trợ cung cấp thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm; 3. Miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

Theo đó, NLĐ ở khu vực nông thôn từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc, hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm (theo Điều 3, Luật Việc làm).

Nhà nước có kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhằm hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn. Khi người lao động ở khu vực nông thôn tham gia chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm được Nhà nước có chính sách hỗ trợ học nghề; tư vấn miễn phí về lao động, học nghề; vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm.

Người lao động ở khu vực nông thôn khi tham gia học nghề dưới 3 tháng hoặc học nghề trình độ sơ cấp ở cơ sở được hỗ trợ kinh phí học nghề theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh được Nhà nước hỗ trợ để phát triển mở rộng sản xuất, kinh doanh nhằm tạo

thêm việc làm tại chỗ cho người lao động ở khu vực nông thôn được vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm; hỗ trợ cung cấp thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm; thực hiện miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

Thứ hai, Chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên. Tại Điều 21 Luật Việc làm năm 2013 quy định:

1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân giải quyết việc làm cho thanh niên; tạo điều kiện cho thanh niên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong tạo việc làm.

2. Nhà nước hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên thông qua các hoạt động sau đây:

a) Tư vấn, định hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm miễn phí cho thanh niên;

b) Đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội; c) Hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp.

3. Chính phủ quy định chi tiết điểm b và điểm c khoản 2 Điều này. Theo đó Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân GQVL cho thanh niên; tạo điều kiện cho thanh niên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong tạo việc làm. Cụ thể Nhà nước hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên thông qua các hoạt động: Tư vấn, định hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm miễn phí cho thanh niên; Đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển KT-XH; Hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp.

Chính sách về GQVL cho LĐNT nói chung và TNNT nói riêng chủ yếu được thực hiện theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về

việc phê duyệt Đề án "đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020" ngày 27/11/2009. Quan điểm của Đề án: (1) Nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho LĐNT, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi LĐNT, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn. (2) Chuyển mạnh đào tạo nghề cho LĐNT từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của LĐNT và yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của cả nước, từng vùng, từng ngành, từng địa phương. (3) Đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho LĐNT theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để LĐNT tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình.

Mục tiêu của Đề án: Bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn. Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn ở huyện phong thổ, tỉnh lai châu (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w