Tình hình thanh niên trên địa bàn huyện Phong Thổ

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn ở huyện phong thổ, tỉnh lai châu (Trang 44 - 47)

Đến ngày 31/12/2020, thanh niên Phong Thổ (từ 16-30 tuổi) có 43.839 người chiếm 54,56% dân số toàn huyện. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi này có mức biến động, tuy nhiên mức biến động này không lớn, nếu như năm 2018, số lao động thanh niên là 42.670 người chỉ chiếm 55,73% thì năm 2019 giảm xuống còn 43.532 người chiếm 55,70% và năm 2020 giảm nhẹ xuống 54,56%. Lao động tuổi thanh niên của huyện Phong Thổ chiếm hơn 55%, tổng số người trong độ tuổi lao động. Đại bộ phận thanh niên luôn tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật của Nhà nước; luông phát huy truyền thống yêu quê hương, đất nước, có ý chí vượt khó, không cam chịu đói nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, nét nổi bật của thanh niên là phong trào tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, nhu cầu về đời sống tinh thần ngày càng đa dạng. Nhiều thanh niên xác định rõ thái độ, động cơ học tập rèn luyện, từ đó trình độ học vấn, tay nghề ngày càng cao, có khả năng tiếp cận, áp dụng những ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới vào lao động, sản xuất để phát triển kinh tế một cách bền vững.

Bảng 2.1. Thống kê số thanh niên trong độ tuổi từ 16 đến 30 của huyện Phong Thổ từ năm 2018-2020

Đơn vị tính: người

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số dân 76.560 78.152 80.350

Số thanh niên 42.670 43.532 43.839

Tỷ lệ 55,73% 55,70% 54.56%

Nguồn: Phòng thống kê huyện Phong Thổ

Tuy nhiên, vẫn còn một số thanh niên chậm tiến bộ, thiếu rèn luyện, bị ảnh hưởng các mặt tiêu cực trong đời sống xã hội, chưa xác định rõ lý tưởng,

động cơ phấn đấu, thiếu tích cực trong lao động, có xu hướng chạy theo lối sống thực dụng. Từ đó có thái độ thờ ơ, ít quan tâm đến các vấn đề xã hội, ngại không muốn tham gia vào tổ chức, có lối sống buông thả, đua đòi, sống xa hoa, lãng phí chưa biết coi trọng giá trị của sức lao động, thiếu ý thức chấp hành chính sách pháp luật.

Vấn đề thanh niên luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành đoàn thể. Từ những kết quả bước đầu đã đạt được trong thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam nói chung và Chương trình phát triển thanh niên Lai Châu nói riêng. Xuất phát từ những tồn tại, hạn chế nêu trên, Nghị quyết 45/NQ-CP ngày 11/9/2002 của Chính phủ “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đã tạo ra cơ sở cho việc Trung ương tiếp tục ban hành: Quyết định số 2474/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011-2020”; Chỉ thị số 13/CT- TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc triển khai thực hiện Chiến lược Phát triển công tác thanh niên giai đoạn 2011-2020”; Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 16/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc tiếp tục triển khai, thực hiện Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 11/9/2009 của Chính phủ và chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011-2020” để chỉ đạo thực hiện. Từ đó, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu đã giao Sở Nội vụ là cơ quan chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành đoàn thể, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành thị xây dựng dự thảo và ban hành Quyết định 1745/QĐ-UBND năm 2012 về Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Lai Châu giai đoạn 2012-2020 với một số mục tiêu chủ yếu:

* Mục tiêu tổng quát:

thanh niên hướng nghiệp, nâng cao trình độ, tay nghề, tiếp cận thị trường lao động, tìm được việc làm phù hợp và nâng cao thu nhập; thực hiện các chương trình đào tạo nghề cho TNNT; xây dựng đề án "Bảo đảm các chế độ về bảo hiểm, bảo vệ quyền, lợi hợp pháp, chính đáng của NLĐ". Bảo đảm quyền tiếp nhận về thông tin có định hướng cho thanh niên một cách chính xác, kịp thời; trang bị kỹ năng sống, kiến thức về bình đẳng giới, chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho thanh niên.

Các bộ phận chức năng của tỉnh có liên quan xây dựng và ban hành, thực hiện cơ chế, chính sách bảo đảm cho thanh niên thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong học tập, hoạt động khoa học, công nghệ; trong lao động việc làm; trong xây dựng bảo vệ Tổ quốc; trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật, vui chơi, giải trí; trong bảo vệ sức khoẻ và hoạt động thể dục thể thao như: Xây dựng cơ chế, chính sách đối với thanh niên sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự; xây dựng kế hoạch “Đấu tranh và bảo vệ thanh thiếu niên bị các thế lực thù địch gây chia rẽ”; tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên; đẩy mạnh việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình cho cán bộ đoàn các cấp; tiếp tục triển khai thực hiện Luật Trẻ em, tạo điều kiện để thiếu nhi phát triển toàn diện, trở thành những thanh niên có thể lực và trí lực.

* Mục tiêu cụ thể:

Đến năm 2021, 65% thanh niên đạt trình độ học vấn trung học phổ thông và tương đương; 70% thanh niên trong LLLĐ được đào tạo nghề; 100% thanh niên học sinh được giáo dục hướng nghiệp. Hằng năm, bồi dưỡng và nâng cao năng lực về QLNN cho ít nhất 70% cán bộ, công chức trẻ cấp xã.

Mỗi năm GQVL cho ít nhất 3.000 thanh niên; tư vấn nghề nghiệp và việc làm cho trên 70% thanh niên; giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp trong thanh

niên đô thị xuống dưới 0,15% và giảm tỷ lệ thiếu việc làm trong TNNT xuống dưới 1,4%.

Mỗi năm có ít nhất 200 thanh niên đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. Bảo đảm 100% thanh niên trước khi đi lao động có thời hạn ở nước ngoài được học tập, phổ biến các quy định pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại và các văn bản pháp lý có liên quan về quyền, nghĩa vụ của NLĐ, NSDLĐ.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn ở huyện phong thổ, tỉnh lai châu (Trang 44 - 47)