Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược về tạo việc làm cho thanh niên nông thôn

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn ở huyện phong thổ, tỉnh lai châu (Trang 47 - 53)

thanh niên nông thôn ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu

2.2.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược về tạo việc làm chothanh niên nông thôn thanh niên nông thôn

Hằng năm Ban Thường vụ Huyện đoàn xây dựng chương trình công tác và kế hoạch chỉ đạo Đoàn thanh niên các xã, thị trấn, Đoàn thanh niên các Trường Trung học phổ thông tiến hành rà soát, khảo sát nhu cầu học nghề của thanh niên trên địa bàn để thống nhất ngành nghề cần đào tạo gắn với GQVL; đồng thời phối hợp xây dựng kế hoạch hoạt động dạy nghề dưới nhiều hình thức và phù hợp với điều kiện thực tế của người học. Thường trực Ban Chỉ đạo huyện và cán bộ chuyên trách trực tiếp hướng dẫn, kiểm tra các xã, thị trấn trong việc triển khai kế hoạch, đăng ký mở lớp, theo dõi tiến độ mở lớp. Định kỳ quý và hàng tháng phối hợp làm việc với các phòng chức năng, Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn và cơ sở dạy nghề để nghe báo cáo tiến độ mở lớp, tình hình duy trì học viên, hoạt động giảng dạy và thanh toán kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng được hưởng các chính sách theo quy định.

Năm 2017, theo Quyết định của Uỷ ban nhân dân huyện Phong Thổ, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục Thường xuyên huyện trên cơ sở đổi tên Trung tâm Giáo dục thường xuyên Phong Thổ (thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo). Do đó, trên toàn huyện có 1 cơ sở tham gia dạy nghề là Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Phong Thổ, tổ chức giảng dạy

theo nhu cầu của xã, mở lớp tại trung tâm xã hoặc các lớp có đủ học viên, mở lớp theo thời vụ và các ngành nghề phù hợp với điều kiện thực tế của xã.

Các chương trình mục tiêu giảm nghèo, công tác đào tạo nghề cho LĐNT theo Quyết định 1956/QĐ-TTg cơ bản đã được một số kết quả như: đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện đáng kể, trình độ dân trí ngày một nâng lên, các chính sách về an sinh xã hội được thực hiện đồng bộ và kịp thời; công tác đào tạo nghề cho LĐNT từng bước được nâng chất; một số xã đã vượt chỉ tiêu, số người nghèo, cận nghèo tham gia học nghề nông thôn để GQVL đạt hiệu quả.

Nghị quyết 18/2011/NQ-HĐND Đào tạo nghề cho LĐNT Lai Châu giai đoạn 2011-2020 và Quyết định 1369/QĐ-UBND năm 2011 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 18/2011/NQ-HĐND thông qua Đề án "Đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2012 - 2020" theo Quyết định 1956/QĐ-TTg và Quyết định 46/2016/QĐ-TTg của Thủ tường Chính phủ, Huyện Phong Thổ đã xây dựng Kế hoạch “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2011-2020” với mục đích là nâng cao khả năng tiếp cận, nắm bắt thông tin nhằm làm chuyển biến từ nhận thức đến hành vi của đoàn viên, thanh niên đối với vấn đề học nghề, lập nghiệp; xác định học nghề và GQVL là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm phát triển hệ thống lao động trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Đối với Lai Châu, trong giai đoạn 2010-2020, Theo báo cáo của Ban chỉ đạo, việc thực hiện công tác thanh niên giai đoạn 2011-2020 đã đạt được kết quả đều trên các mặt công tác; nội dung, hoạt động đều gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương và nhiệm vụ chuyên môn của các ngành tạo được sự liên tục và tận dụng được nguồn lực ổn định, như các cơ chế hỗ trợ, tạo điều kiện cho thanh niên và các tổ chức thanh niên hoạt động; đầu tư hạ tầng, tạo môi trường xã hội thuận lợi để thanh niên phát triển; chính sách đãi ngộ tài

năng trẻ; việc giải quyết chế độ trợ cấp đối với thanh niên xung phong… Cụ thể, ngành Lao động, thương binh và xã hội, các trung tâm dạy nghề và các doanh nghiệp trên địa bàn có nhu cầu tuyển dụng lao động đã phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức Ngày hội giới thiệu việc làm và định hướng nghề nghiệp cho thanh niên, sinh viên, qua đó, đã tạo cơ hội cho hàng trăm ngàn lao động trẻ có việc làm; Sở Nội vụ đã phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Thành đoàn, Hội Cựu thanh niên xung phong thực hiện giải quyết trợ cấp đối với thanh niên xung phong hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến; Uỷ ban nhân dân cấp huyện, xã đã phối hợp với ngành Giáo dục và đào tạo, Lao động-Thương binh và Xã hội, Ngân hàng chính sách vận động thanh niên tham gia chương trình phổ cập Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, bổ túc văn hóa, học nghề, thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ thanh niên học nghề, lập nghiệp, giới thiệu thanh niên xuất khẩu lao động, hướng dẫn TNNT lập dự án vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội để phát triển kinh tế địa phương; Thành Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên, Hội Sinh viên, Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh luôn chủ động, sáng tạo, phát động nhiều phong trào hành động cách mạng trong thanh niên thủ đô, xung kích đi đầu trong thực hiện nhiệm vụ trên các lĩnh vực học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất, bảo vệ tổ quốc; Uỷ ban nhân dân các quận, huyện, xã, phường trên địa bàn Tỉnh chú trọng các biện pháp giúp đỡ thanh thiếu niên vi phạm pháp luật tái hòa nhập tốt với cộng đồng; tạo điều kiện về việc làm đối với thanh thiếu niên trở về hòa nhập cộng đồng, tổ chức tuyên truyền nếp sống văn hóa gắn với làm theo pháp luật nhằm phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật… Tập trung thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, chương trình, dự án tạo nhiều việc làm mới và GQVL cho NLĐ. Tổ chức triển khai thực hiện Luật Việc làm; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về thị trường lao động; tăng cường các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm của hệ thống trung tâm dịch

vụ việc làm, đa dạng hóa các hoạt động giao dịch việc làm; tiếp tục phát huy và nâng cao năng lực hoạt động sàn giao dịch việc làm, góp phần tích cực kết nối cung - cầu lao động.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Nhiệm kỳ (2015 - 2020), năm 2017 UBND huyện đã xây dựng và triển khai Chương trình về thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề giai đoạn (2017-2020), trong đó tập trung chỉ đạo thực hiện công tác đào tạo nghề cho LĐNT theo Quyết Định 1956/QĐ-TTg của Chính phủ.

Nhằm giúp cho thanh niên trên địa bàn có thông tin về thị trường lao động tạo điều kiện mở rộng các cơ hội tìm được việc làm phù hợp cũng như kết nối LLLĐ là thanh niên nói chung và LLLĐ là TNNT nói riêng với NSDLĐ. Trên cơ sở căn cứ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như chỉ đạo thực hiện của Uỷ ban nhân dân tỉnh về dạy nghề và GQVL cho thanh niên nói chung và TNNT nói riêng, cụ thể như: thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 10/9/2013 của Ban Bí thư (khóa XI) về tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn; căn cứ Quyết định 1956/QĐ-TTg, Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2016 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định 1956/QĐ-TTg, Quyết định số 46/QĐ-TTg ngày 28/9/2016 quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo nghề dưới 3 tháng, Quyết định số 293/QĐ-UBND, ngày 09/2/2018 về việc phê duyệt danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn theo quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ thì Uỷ ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt mức hỗ trợ học nghề trình độ sơ cấp và dưới ba tháng cho lao động Lai Châu (Quyết định 1315/QĐ-UBND); Uỷ ban nhân dân huyện Phong Thổ đã ban hành: Quyết định số 2191/QĐ-UBND ngày 26/8/2016 về việc kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho LĐNT huyện Phong Thổ đến năm 2020”, Kế hoạch để triển khai thực hiện kế hoạch “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm huyện Phong Thổ giai đoạn 2017-2020”. Nội dung kế

hoạch xác định học nghề và GQVL là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm phát triển hệ thống lao động trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Hàng năm Ban chỉ đạo huyện đều xây dựng kế hoạch thực hiện công tác đào tạo nghề cho LĐNT năm theo Quyết định số 1956 với mục tiêu: thực hiện đào nghề theo nhu cầu học nghề của LĐNT, nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và yêu cầu thị trường lao động, gắn đào tạo với chiến lược, kế hoạch phát triển KT-XH; nâng cao chất lượng, kỹ năng tay nghề, giúp cho LĐNT có việc làm, thu nhập ổn định, góp phần tăng năng suất, chất lượng hàng hóa và nâng cao thu nhập so với trước khi chưa học nghề, đạt mục tiêu tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo, chuyển dịch cơ cấu LĐNT, giảm tỷ lệ hộ nghèo trong chương trình phát triển KT-XH, góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện; Đẩy mạnh phát triển và nhân rộng các mô hình đào tạo đạt hiệu quả, song song với việc phối hợp các doanh nghiệp tham gia ký kết bao tiêu sản phẩm, ổn định thu nhập và tăng trưởng kinh tế của địa phương.

Nhiệm kỳ 2015-2020, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu, huyện Phong Thổ luôn quan tâm đến công tác đào tạo nghề và GQVL cho TNNT trong tỉnh, trong huyện; nhiều văn bản của tỉnh, huyện về hoạt động đào tạo nghề cho TNNT được ban hành, thể hiện sự quan tâm của chính quyền các cấp đối với vấn đề GQVL cho TNNT trong giai đoạn hiện nay, điển hình một số văn bản như sau:

- Quyết định số 968/QĐ-UBND ngày 05/8/2016 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu về việc phê duyệt kế hoạch dạy nghề cho LĐNT tỉnh lai châu năm 2016; Quyết định số 312/QĐ-UBND ngày 11/4/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên cho LĐNT từ nguồn ngân sách địa phương năm 2017; Quyết định số 398/QĐ-UBND ngày 20/4/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh lai Châu về việc Phê duyệt kế hoạch đào tạo cho LĐNT năm 2018.

huyện Phong Thổ về việc giao bổ sung kinh phí đào tạo nghề cho LĐNT năm 2018 cho Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Phong Thổ; Quyết định số 432/QĐ- UBND ngày 02/5/2018 của ủy ban nhân dân huyện Phong Thổ về việc Phê duyệt kế hoạch đào tạo cho LĐNT năm 2018; Quyết định số 459/QĐ-UBND ngày 07/5/2018 của ủy ban nhân dân huyện Phong Thổ về việc giao bổ sung dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2018 để thực hiện Nghị quyết về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2016-2020 và đề án nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác tư tưởng Đảng bộ tỉnh giai đoạn 2016-2020.

Lĩnh vực đào tạo nghề trong Đề án có 2 loại hình chính đó là: Nghề Nông nghiệp và nghề phi nông nghiệp. Nghề nông nghiệp là các nghề trồng trọt, chăn nuôi như: trồng lúa chất lượng cao, lúa cao sản, vườn ao chuồng, trồng rau an toàn, Thanh long ruật đỏ, chăn nuôi gia súc - gia cầm, nuôi cá, trồng nấm rơm, trồng cây hoa kiểng, bảo quản lương thực, thực phẩm và các nghề truyền thống tại địa phương thời gian đào tạo từ 10 ngày đến dưới 3 tháng; Nghề phi nông nghiệp là tập trung đào tạo các nghề phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương, trong đó ưu tiên đào tạo các nghề nhằm đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp nông thôn như: kỹ thuật hàn, cắt gọt kim loại, điện dân dụng, dịch vụ du lịch, chế biến nông sản... nhằm GQVL cho lao động nông thôn khi không tham gia làm nông nghiệp, thời gian đào tạo từ 03 tháng đến dưới 12 tháng, tùy theo nghề và hình thức đào tạo.

Bên cạnh đó, huyện Phong Thổ còn thí điểm các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn như: Xây dựng các mô hình dạy nghề trồng lúa chất lượng cao, nuôi cá lồng bè…; mô hình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề trồng trọt, chăn nuôi gia súc gia cầm cho lao động đang sinh sống tại các vùng nông thôn theo hình thức trang trại, quy mô vừa và nhỏ, gắn với GQVL tại chỗ với sự tham gia các tổ chức đoàn thể và Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn.

Thông qua việc tổ chức đào tạo nghề những năm qua, đến thời điểm hiện tại trong tổ chức Đoàn thanh niên toàn huyện đã thành lập các tổ hợp tác phát triển kinh tế trong thanh niên, chủ yếu thuộc lĩnh vực nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn ở huyện phong thổ, tỉnh lai châu (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w