Ở HUYỆN PHONG THỔ, TỈNH LAI CHÂU
3.1. Hoàn thiện pháp luật về giải quyết việc làm cho thanh niênnông thôn nông thôn
- Khắc phục được những tồn tại hạn chế quy định pháp luật hiện hành hướng tới việc phát triển việc làm bền vững, lâu dài:
Các quy định pháp luật, chính sách việc làm ban hành phải khắc phục được những hạn chế, điều chỉnh toàn diện quan hệ xã hội về việc làm để đảm bảo tính bền vững, lâu dài.
Mục tiêu hoàn thiện chính sách pháp luật về việc làm phải nhằm tạo cơ hội việc làm, đảm bảo việc làm bền vững và an toàn cho mọi NLĐ trong xã hội, nâng cao trách nhiệm của nhà nước và xã hội đối với vấn đề thúc đẩy việc làm, cải thiện điều kiện làm việc, và nâng cao chất lượng việc làm cho NLĐ, điều chỉnh toàn diện các quan hệ về việc làm và thị trường lao động. Đảm bảo phù hợp với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, bảo đảm yêu cầu hội nhập quốc tế, thúc đẩy, ổn định, bảo đảm việc làm và việc làm bền vững cho NLĐ.
- Hoàn thiện pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm phải đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH nước:
Thực hiện Chiến lược phát triển bền vững Việt nam giai đoạn 2011- 2020 (Quyết định phê duyệt số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 của Thủ tướng Chính Phủ), nước ta đã tranh thủ nhiều thời cơ thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính -
kinh tế khu vực và toàn cầu, sự mất ổn định chính trị ở một số nước, đạt được nhiều thành tựu to lớn và rất quan trọng. Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình khá. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn cần phải giải quyết. Trên thị trường lao động hiện nay, cung lao động vẫn lớn hơn cầu lao động, sức ép về việc làm tương đối lớn, LLLĐ lại phân bố không đều ở các vùng miền. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, số thanh niên đến tuổi lao động cần việc làm cùng với số tồn đọng lao động chưa có việc làm của các năm trước chuyển sang, đồng thời một số không nhỏ lao động dôi dư do tổ chức sắp xếp lại tổ chức sản xuất và bộ máy khu vực nhà nước, bộ đội xuất ngũ, học sinh tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp và dạy nghề, dẫn đến sức ép về việc làm ngày càng tăng. Nếu giải quyết ổn thỏa vấn đề việc làm này sẽ huy động được nguồn lực to lớn cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Ngoài ra, GQVL còn gắn liền với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nền kinh tế hiện đại với sự hiện diện của công nghệ, kỹ thuật cao tất yếu làm giảm số lượng lao động phổ thông, đồng thời tăng lượng lao động có tay nghề, kỹ thuật, trình độ chuyên môn cao nên đòi hỏi phải có nguồn lao động chất lượng cao. Hiện nay, chúng ta vẫn phải thuê lao động người nước ngoài làm những công việc có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Chính vì vậy, cùng với việc tạo ra ngày càng nhiều việc làm để đáp ứng nhu cầu về số lượng, chúng ta cũng cần chú trọng đến yêu cầu về mặt chất lượng của việc làm và trình độ tay nghề của NLĐ. Phát triển kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế hiện đại, kinh tế tri thức đòi hỏi phải phát triển đào tạo nghề để đảm bảo nguồn nhân lực tương ứng, phấn đấu đến năm 2020 “nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” theo tinh thần của Chiến lược phát triển KT-XH 2011-2020.
- Hoàn thiện pháp luật về việc làm và GQVL phải phù hợp với xu thế chung toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế
Hội nhập quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu, do bản chất xã hội của lao động và quan hệ giữa con người. Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường cũng là động lực hàng đầu thúc đẩy quá trình hội nhập. Trong giai đoạn hiện nay, xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội cho các nước tham gia vào thị trường lao động quốc tế, tức là thị trường lao động được mở rộng vượt ra ngoài lãnh thổ quốc gia. Đồng thời, toàn cầu hóa lại đòi hỏi các quốc gia phải có những nỗ lực to lớn trong việc GQVL, giảm thất nghiệp, đào tạo và đào tạo lại, nâng cao trình độ nghề nghiệp, tác phong làm việc công nghiệp, kỷ luật lao động cho lao động của mình. Lợi thế cạnh tranh lúc này đang nghiêng về các nước có nguồn nhân lực chất lượng cao, có môi trường pháp lý thuận lợi và xã hội ổn định. So với yêu cầu, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, lao động Việt Nam còn có khoảng cách nhất định, chưa đạt được nhiều chuẩn mực lao động của khu vực và quốc tế để có đủ điều kiện chủ động tham gia hội nhập. Về phương diện pháp lý, điều này phải đòi hỏi phải hoàn thiện các quy định về GQVL, phát triển nguồn nhân lực của quốc gia không chỉ nhằm phục vụ các vấn đề trong phạm vi quốc gia mà còn đồng thời phải chuẩn bị các điều kiện cho lao động Việt Nam tiếp cận, hội nhập thị trường lao động quốc tế. Bên cạnh đó, một hành lang pháp lý thuận lợi cũng là điều kiện quan trọng để thúc đẩy cho hoạt động hợp tác quốc tế về lao động và việc làm. Nước ta có LLLĐ dồi dào, giá thành thấp, là thị trường có sức hút đối với các đối tác. Tuy nhiên, đôi khi do các quy định của pháp luật, đặc biệt là các thủ tục hành chính còn nhiều vướng mắc, cồng kềnh dẫn đến tâm lý e ngại đối với các nhà đầu tư. Đơn giản hóa về thủ tục pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi, có nhiều chính sách khuyến khích đối với các nước khi hợp tác với Việt Nam sẽ là một trong những yếu tố thúc đẩy hoạt động hợp tác quốc tế
về lao động, việc làm giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới, góp phần giải quyết hiệu quả vấn đề việc làm.