thanh niên nông thôn
Xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ quan trọng tâm cũng như thực hiện tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương (Khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn (2010-2020), Quyết định 1760/QĐ-TTg ngày 10/11/2017 sử đổi, bổ sung Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016, Hội đồng nhân tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc thông qua Đề án "đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn tỉnh lai châu giai đoạn 2012-2020". Trên cơ sở đó, Huyện ủy Phong Thổ nhất quán quan điểm, chỉ đạo triển khai thực hiện thành công Chương trình xây dựng NTM góp phần xây dựng huyện Phong Thổ nhanh chóng trở thành một huyện văn minh, hiện đại.
Dựa trên Quy hoạch tổng thể của tỉnh Lai Châu, Huyện ủy Phong Thổ xây dựng định hướng phát triển NTM gắn với mô hình cấu trúc 3 trục ngang có chức năng kết nối Phong Thổ với trung tâm thành phố Lai Châu và các tỉnh, huyện lân cận tạo thành một trục phát triển kinh tế vùng.
Trên cơ sở các Nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy về công tác xây dựng NTM và căn cứ vào thực tiễn của huyện, Huyện ủy đã kịp thời ban hành Nghị quyết về lãnh đạo xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020, định hướng đến 2030; Chương trình về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011-2016; thực hiện về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác dồn điền, đổi thửa
đất sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới đến năm 2017 và những năm tiếp theo...
Về chi phí đào tạo nghề, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt chủ tưởng, liên Sở Tài chính - Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành hướng dẫn nội dung cấp phát, thanh quyết toán kinh phí dạy nghề cho LĐNT.
Tất cả các đối tượng học nghề theo Đề án đều được miễn 100% học phí, được hỗ trợ tiền ăn và tiền tàu xe theo quy định. LĐNT thuộc diện chính sách Người có công với cách mạng; hộ nghèo; hộ cận nghèo; người khuyết tật; đồng bào dân tộc thiểu số; người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh; lao động nữ bị mất việc làm tham gia học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo nghề dưới 03 tháng, ngoài việc được miễn học phí còn được hỗ trợ thêm các khoản sau:
- Hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/người/ngày thực học (Mức hỗ trợ cũ theo Quyết định 255 cho đối tượng 01 là 15.000 đồng/người/ngày thực học; đối tượng 02 là 10.000 đồng/người/ngày thực học).
- Hỗ trợ tiền đi lại 200.000 đồng/người/khóa nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.
- Đối với người khuyết tật được hỗ trợ tiền đi lại 300.000 đồng/người/ khóa nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 05 km trở lên.
Bảng 2.2. Kinh phí dành cho đào tạo nghề tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu giai đoạn 2018-2020
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Kinh phí đào tạo nghề 1.944 2.797 2.968
Tỉnh, TW 1.944 2.797 2.968
Huyện 0 0 0
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Phong Thổ
tạo nghề cho TNNT có mức tăng hằng năm. Nếu như trong năm 2018, kinh phí đào tạo nghề là 1,9 tỷ đồng, thì đến năm 2020 đã tăng lên đến 2,9 tỷ đồng (mức tăng 52,67% so với năm 2018). Đây là mức tăng khá lớn dành cho hoạt động đào tạo nghề.
Về nguồn kinh phí dành cho đào tạo nghề, mức kinh phí này được trích từ nguồn kinh phí của Trung ương hoặc tỉnh khoảng 100% trong năm 2018. Mặc dù huyện rất cố gắng nỗ lực cho hoạt động đào tào nghề cho TNNT, thuy nhiên do ngân sách phần lớn từ trung ương, nên Uỷ ban nhân dân huyện chưa có kinh phí riêng để dành cho hoạt động đào tạo nghề.
Bảng 2.3. Số lao động được đào tạo nghề tại huyện Phong Thổ trong giai đoạn từ 2018-2020
Đơn vị: người
Ngành nghề đào tạo Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tổng số thanh niên 42.670 43.532 43.839
- Đã qua đào tạo nghề 13.228 15.854 18.066+ ĐT nông nghiệp, chăn nuôi 7.936 9.363 10.095 + ĐT nông nghiệp, chăn nuôi 7.936 9.363 10.095 + Xây dựng 3.401 4.120 5.341 + Thương nghiệp 1.230 1.578 1.727 + Cơ khí, điện lạnh 661 793 903 - Chưa qua đào tạo 29.442 27.678 25.773
Nguồn: Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Phong Thổ
Từ bảng số liệu trên cho ta thấy số lao động được đào tạo hằng năm tăng lên và có mức chuyển biện tích cực, mức tăng trung bình 16%/năm, cụ thể: Trong năm 2018 số lao động thanh niên được qua đào tạo là 13.228 người và đến năm 2019 con số này đã tăng lên đến 15.854 người và tăng lên 18.106 người trong năm 2020. Từ số liệu phân tích trên bảng cho thấy: số lao động thanh niên chưa qua đào tạo có chiều hướng giảm từ 29.442 người trong năm 2018 xuống 25.773 người trong năm 2020.
Qua phân tích bảng số liệu trên cho ta thấy: về cơ cấu lao động thanh niên được đào tạo vẫn tập trung phần lớn vào lĩnh vực đặc thù của địa phương là đào tạo nông nghiệp, chăn nuôi chiếm 60% số lượng đào tạo. Các hoạt động đào tạo nghề về xây dựng chiếm 26%, còn lại đào tạo cơ khí điện lạnh 5%. Từ thực tế trên cho thấy, số lao động của huyện vẫn chưa có sự chuyển biến theo hướng công nghiệp và vẫn tập trung vào các hoạt động đào tạo phục vụ nông nghiệp và kinh tế nông thôn là chủ yếu. Hoạt động đào tạo về lĩnh vực nông nghiệp có xu hướng giảm không đáng kể về mặt thời gian, các hoạt động đào tạo khác có mức tăng của xây dựng và cơ khí. Bởi sự phát triển kinh tế của huyện đã kéo theo sự phát triển về cơ sở hạ tầng cũng như thu hút nhiều nhà máy hơn nên nhu cầu lao động trong lĩnh vực này cũng có sự gia tăng cao hơn. Ngoài ra, một số lao động trong lĩnh vực này còn là nguồn lực cho xuất khẩu lao động.
Bảng 2.4. Số lao động thanh niên có việc làm tại huyện Phong Thổ trong giai đoạn 2018-2020
Đơn vị: người
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Số lao động thanh niên 42.670 43.532 43.839 Có việc làm 41.980 43.097 43.155 Chưa có việc làm 690 435 684
Nguồn: Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Phong Thổ
Theo số liệu thống kê của phòng Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Phong Thổ thì số lao động hiện chưa có việc làm ở mức 1,6% trong năm 2018, nhưng lại giảm xuống còn 1,0% trong năm 2019 và tăng lên đến 1,6% trong năm 2020, năm 2020 tỷ lệ LĐNT của huyện chưa có việc làm tăng lên có nguyên nhân rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến lao động và việc làm đó là đại dịch COVID-19. Đây là một tín hiệu chưa tích cực do số lao động chưa có việc làm tăng lên. Tuy nhiên, nếu chỉ xét đơn thuần về
mặt số liệu, thì tỷ lệ chưa có việc làm là quá thấp. Thanh niên có việc làm có một lượng lớn các đối tượng lao động này có tham gia hoạt động phụ giúp gia đình trong sản xuất nông nghiệp, nhưng giá trị đóng góp cũng như giá trị thặng dư tạo ra từ hoạt động của nhóm đối tượng này là rất thấp. Điều này đòi hỏi các ban ngành cần vào cuộc, hỗ trợ và GQVL cho NLĐ nói chung, TNNT huyện Phong Thổ nói riêng.