bộ máy quản lý trong hoạt động thực hiện pháp luật về giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn
Đào tạo, nâng cao kiến thức và năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở theo định hướng chuẩn hóa đội ngũ này. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ xã chủ yếu là kiến thức pháp luật, quản lý KT-XH, kỹ năng tổ chức thực hiện các chủ trương, Đề án của cấp trên ở địa bàn thôn, xã. Quyết tâm chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cơ sở cấp xã tối thiểu phải có trình độ trung học cơ sở và đào tạo trình độ sơ cấp về QLNN trở lên. Chỉ bố trí vào bộ máy lãnh
đạo quản lý ở cơ sở khi có đủ chuẩn mới bảo đảm việc nhận thức triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc làm cho thanh niên ở nông thôn một cách có hiệu quả.
Ban Thường vụ huyện đoàn cần tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện xây dựng các hình thức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức QLNN về công tác thanh niên cho đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp huyện, xã để nâng cao khả năng tham mưu, đề xuất tổ chức thực thi chính sách thanh niên. Đồng thời, cần có hướng dẫn cụ thể về việc bố trí cán bộ làm nhiệm vụ này ở các cơ quan, ban, ngành để tránh tình trạng lúng túng như hiện nay. Các cơ quan, đơn vị cấp huyện, xã cần bố trí và giao nhiệm vụ cho cán bộ theo dõi, làm QLNN về công tác thanh niên của đơn vị mình để làm đầu mối phối hợp với Phòng Nội vụ tổ chức triển khai thực hiện. Ủy ban nhân dân địa phương giao trách nhiệm cho các cơ quan liên quan và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện QLNN về công tác tới các cấp chính quyền; nghiên cứu trình Hội đồng nhân dân các dự án huy động thanh niên tham gia xây dựng KT-XH ở địa phương.
Tăng cường công tác QLNN về đào tạo nhân lực có tay nghề cao. Sắp xếp, quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của các ban, ngành, địa phương, tránh chồng chéo, gây lãng phí nguồn lực xã hội.
Quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực có tay nghề cao phải bảo đảm về số lượng và cơ cấu nghề nghiệp, gắn với quy hoạch phát triển KT- XH, bảo đảm quốc phòng - an ninh và nhu cầu sử dụng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.
Kiện toàn, nâng cao năng lực, hiệu quả QLNN về giáo dục nghề nghiệp. Chú trọng kiểm định chất lượng đào tạo; tăng cường quản lý chương trình, nội dung và chất lượng giáo dục nghề nghiệp, nhất là đào tạo nhân lực có tay nghề cao. Ủy ban nhân dân huyện cần mạnh dạn giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm, phát huy vai trò của hội đồng nhà trường.
Hàng năm, cần tổ chức tập huấn để đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa và có chính sách khuyến khích đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đào tạo nhân lực có tay nghề cao theo chuẩn trình độ quốc gia.
Bên cạnh đó, cần có các chế độ ưu đãi và hình thức tôn vinh, khen thưởng đối với giáo viên và cán bộ quản lý đào tạo nghề tùy theo tính chất công việc, năng lực, theo từng địa phương; chú trọng những nghề trọng điểm cấp độ khu vực.