Tăng cường và đổi mới công tác giải quyết việc làm về tạo việc làm cho thanh niên nông thôn

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn ở huyện phong thổ, tỉnh lai châu (Trang 68 - 71)

về giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu

3.3.1. Tăng cường và đổi mới công tác giải quyết việc làm về tạo việclàm cho thanh niên nông thôn làm cho thanh niên nông thôn

Xây dựng chiến lược truyền thông quốc gia về định hướng nghề nghiệp và việc làm cho TNNT, trong đó chú trọng những thông tin về thị trường lao

động, cung cấp cho họ những số liệu tin cậy về lao động, việc làm đến các địa phương để có căn cứ xây dựng chương trình hướng nghiệp cho TNNT, giúp họ có điều kiện tiếp xúc với thông tin và những cơ hội tìm kiếm việc làm một cách đầy đủ và chính xác. Mở rộng các hình thức tư vấn nghề, nâng cao năng lực cũng như hiệu quả hoạt động các trung tâm dịch vụ việc làm cho TNNT.

Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020 nêu rõ, một trong các đột phá chiến lược cần tập trung là “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ”. Để xây dựng nguồn lực thanh niên có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động hiện nay, các cấp ủy đảng, chính quyền tiếp tục quán triệt quan điểm của Đảng về thực hiện tốt các chính sách việc làm, thu nhập nhằm khuyến khích và phát huy tiềm năng lao động trẻ. Đẩy mạnh việc thực hiện Đề án hỗ trợ thanh niên tham gia thực hiện các chương trình, trong đó có các chương trình thanh niên tình nguyện tham gia xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia hoặc các dự án lớn của Nhà nước, chương trình thanh niên lập thân, lập nghiệp, chương trình thanh niên tham gia xuất khẩu lao động...

Tiếp tục hoàn thiện chính sách giáo dục, đào tạo cho thanh niên, giúp thanh niên có điều kiện được học tập nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, khoa học kỹ thuật, kỹ năng quản lý, kiến thức thị trường để có cơ hội lựa chọn nghề phù hợp. Khuyến khích việc tổ chức đào tạo nghề tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; chú ý đào tạo nghề công nghiệp, dịch vụ cho thanh niên, học sinh mới tốt nghiệp phổ thông, đặc biệt với học sinh nông thôn, nhằm giúp họ chuẩn bị điều kiện chuyển nghề sang lĩnh vực phi nông nghiệp như: công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ, bán hàng... Hoạt động đào tạo nghề nên tiến hành tại các địa phương để giảm chi phí.

Thực hiện chính sách GQVL cho thanh niên theo các nhóm đối tượng. Đối với nhóm thanh niên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề cần được sử dụng vào khu vực kinh tế đòi hỏi chất lượng lao động cao, có chính sách ưu đãi, trọng dụng nhân tài. Đối với những thanh niên học hết phổ thông, không có điều kiện học lên cao hơn, cần có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, phát triển ngành nghề, sản xuất nông nghiệp hàng hóa; phát triển các khu công nghiệp thu hút nhiều lao động không đòi hỏi cao về tay nghề, ưu tiên đưa thanh niên đi xuất khẩu lao động theo hướng mở rộng thị trường, khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình, tự tạo việc làm trong thanh niên. Đối với nhóm thanh niên thất nghiệp, mất việc làm, cần thực hiện các giải pháp khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể, tiểu thương để thu hút lao động, GQVL. Có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên thất nghiệp, mất việc làm tiếp cận được các nguồn vốn vay ưu đãi GQVL, xoá đói, giảm nghèo để tự tạo việc làm. Tạo môi trường thuận lợi và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào khu vực nông thôn để phát triển sản xuất, tạo việc làm mới, tăng thu nhập cho TNNT cải thiện đời sống.

Thực hiện xã hội hoá công tác GQVL cho thanh niên. Xã hội hoá GQVL cho thanh niên là quá trình mở rộng sự tham gia của các chủ thể, các tổ chức chính trị - xã hội với các hình thức, phương thức đa dạng, linh hoạt nhằm huy động tối đa nguồn lực của cộng đồng, xã hội cùng Nhà nước tạo nhiều việc làm cho thanh niên.

Tuyên truyền về hướng nghiệp, tạo việc làm cho thanh niên, trong đó chú trọng những thông tin về thị trường lao động, cung cấp kịp thời những số liệu tin cậy về lao động, việc làm đến các địa phương, cơ sở để có căn cứ xây dựng chương trình hướng nghiệp cho thanh niên, giúp họ có điều kiện tiếp cận với thông tin chính xác và những cơ hội tìm kiếm việc làm.

Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên trong GQVL cho thanh niên. Đoàn Thanh niên cần chủ động tham gia cùng với Nhà nước hoàn thiện chính sách, thực hiện các hoạt động định hướng nghề nghiệp cho thanh niên; trực tiếp quản lý và triển khai các chương trình, dự án về dạy nghề, tạo việc làm, dịch vụ việc làm cho thanh niên. Phát huy mạnh mẽ vai trò xung kích của Đoàn Thanh niên trong các cuộc vận động và các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng làng kinh tế mới thanh niên... Đồng thời, phát huy sự nỗ lực và trách nhiệm của thanh niên trong học tập, lao động và việc làm. Xây dựng cho thanh niên ý chí tự vươn lên, chủ động, tự giác học tập, nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn, cần cù, chịu khó, sáng tạo, rèn luyện tác phong công nghiệp, vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng. Thường xuyên rèn luyện đạo đức, lối sống lành mạnh, ý thức tổ chức, kỷ luật lao động, ý thức và năng lực làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, sẵn sàng đảm nhận những công việc khó khăn, gian khổ.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn ở huyện phong thổ, tỉnh lai châu (Trang 68 - 71)