Trách nhiệm của một số chủ thể trong giải quyết việc làm cho người lao động

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn ở huyện phong thổ, tỉnh lai châu (Trang 30 - 34)

người lao động

Trong lĩnh vực GQVL, TNNT cũng là NLĐ nên họ cũng sẽ tham gia và được hưởng các chính về GQVL chung của pháp luật như những lao động khác. Tuy nhiên, bên cạnh đó do đặc điểm đặc thù nên họ cũng sẽ được hưởng một số biện pháp GQVL riêng.

Pháp luật về lao động, việc làm quy định trách nhiệm trực tiếp thuộc về Chính phủ và các cơ quan QLNN; trách nhiệm trước hết thuộc về Quốc hội và hệ thống các cơ quan quyền lực (Hội đồng nhân dân các cấp).

Thứ nhất, Đối với Chính phủ: Theo quy định tại Điều 15, Luật Tổ chức

Chính phủ năm 2015; khoản 1, Điều 236 Bộ Luật lao động 2012: "Chính phủ thống nhất QLNN về lao động trong phạm vi cả nước" và khoản 1, Điều 7 Luật việc làm năm 2013: "Chính phủ thống nhất QLNN về việc làm trong phạm vi cả nước". Cụ thể: (1) Lập chương trình quốc gia về việc làm, dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội, di dân phát triển vùng kinh tế mới gắn với chương trình GQVL. Chương trình việc làm bao gồm mục tiêu, chỉ tiêu tạo việc làm mới, các chính sách, nguồn lực, hệ thống tổ chức và các biện pháp bảo đảm thực hiện chương trình. Thủ tướng Chính phủ quyết định chương trình việc làm quốc gia do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đệ trình. Chính phủ quyết định Chỉ tiêu tạo việc làm mới trong kế hoạch hằng năm và 5 năm do Bộ kế hoạch và đầu tư chủ trì cùng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các ngành có liên quan xây dựng đệ trình. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn kiểm tra và báo cáo chính phủ kết

quả Chỉ tiêu thực hiện tạo việc làm mới (hằng năm và 5 năm) và Chương trình việc làm quốc gia. (2) Lập quỹ quốc gia về việc làm từ ngân sách Nhà nước và các nguồn khác (trợ giúp của các nước, các tổ chức quốc tế và cá nhân nước ngoài; của các đơn vị và cá nhân trong nước hỗ trợ GQVL ). Quỹ quốc gia về việc làm được sử dụng vào các mục đích sau: Hỗ trợ các tổ chức dịch vụ việc làm; Hỗ trợ các đơn vị gặp khó khăn tạm thời để tránh cho NLĐ không bị mất việc làm; Hỗ trợ cho những đơn vị nhận NLĐ bị mất việc làm theo đề nghị của cơ quan lao động địa phương; Hỗ trợ quỹ việc làm cho NLĐ bị tàn tật và dùng để cho vay với lãi suất thấp để GQVL cho một số đối tượng thuộc diện tệ nạn xã hội (mại dâm, nghiện hút…). (3) Phát triển hệ thống tổ chức dịch vụ việc làm: Nhà nước có chính sách triển khai thành lập và kiểm tra giám sát hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm.

Thứ hai, Đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: (1) Lập chương trình và quỹ GQVL của địa phương trình HĐND cùng cấp quyết định và tổ chức thực hiện quyết định đó, đồng thời có trách nhiệm báo cáo về Bộ Kế hoạch-Đầu tư và Bộ Tài chính. (2) Lập quỹ GQVL (từ các nguồn ngân sách địa phương, khoản hỗ trợ từ quỹ quốc gia về GQVL do trung ương chuyển xuống và các nguồn khác) để GQVL cho NLĐ. (3) Định hướng, hỗ trợ và kiểm tra chương trình việc làm của cấp huyện và cấp xã. (4) Chủ tịch UBND cấp tỉnh có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chương trình việc làm, việc sử dụng quỹ GQVL trong phạm vi địa phương theo các quy định của pháp luật.

Thứ ba, Đối với NSDLĐ: Tại khoản 2, Điều 9 Bộ Luật Lao Động năm

2019 quy định: "Nhà nước, người sử dụng lao động và xã hội có trách nhiệm tham gia giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm".

Xuất phát từ chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về lao động và việc làm. NSDLĐ cũng phải có trách nhiệm GQVL cho một số đối tượng

lao động đặc thù, trường hợp nhiều người cùng có đủ điều kiện tuyển dụng thì phải ưu tiên tuyển dụng lao động là thương, bệnh binh; con liệt sĩ, con thương bệnh binh, con em gia đình có công; người tàn tật, phụ nữ, người có quá trình tham gia lực lượng vũ trang, người tham gia lực lượng thanh niên xung phong, người đã bị mất việc làm từ một năm trở lên.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh và hoạt động dịch vụ: (1) Sau khi NSDLĐ giao kết hợp đồng lao động với NLĐ, NSDLĐ phải đảm bảo công việc thường xuyên liên tục theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể, phải có trách nhiệm tổ chức nâng cao trình độ nghiệp vụ cho NLĐ theo kịp tiến bộ khoa học kỹ thuật và làm việc có trách nhiệm, hiệu quả cao. Phải đào tạo lại trước khi chuyển NLĐ sang làm việc mới trong doanh nghiệp. (2) Khi có sự thay đổi về cơ cấu hoặc công nghệ mà cần phải cho NLĐ thôi việc, NSDLĐ căn cứ vào nhu cầu của công việc và thâm niên làm việc, tay nghề, hoàn cảnh gia đình và những yếu tố khác của từng người để lần lượt cho thôi việc sau khi đã trao đổi nhất trí với ban chấp hành công đoàn cơ sở và phải công bố danh sách. Trước khi quyết định cho thôi việc phải báo cho cơ quan lao động địa phương biết để cơ quan này nắm được tình hình lao động của địa phương và có kế hoạch hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp hoặc tạo điều kiện GQVL cho NLĐ mất việc làm.

Thứ tư, Đối với Trung tâm dịch vụ việc làm: Là đơn vị sự nghiệp công lập, được thành lập và hoạt động theo quy định của chính phủ. Trung tâm dịch vụ việc làm được thành lập phải phù hợp với quy hoạch do thủ tướng chính phủ phê duyệt và có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực theo quy định. Đúng với cái tên của nó, trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho NLĐ và NSDLĐ xung quanh vấn đề học nghề, tìm việc và lựa chọn việc làm, tuyển dụng và quản trị nguồn nhân lực. Đồng thời thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp để trình cơ quan nhà

nước có thẩm quyền quyết định.

Quyền của Trung tâm dịch vụ việc làm: Tổ chức dạy nghề gắn với đào tạo việc làm; Tổ chức sản xuất để tận dụng cơ sớ vật chất, kỹ thuật, kết hợp lý thuyết với thực hành, giải quyết công việc làm tại chỗ theo quy định của pháp luật; thu học phí, lệ phí, phí theo quy định của Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Nhiệm vụ của trung tâm dịch vụ việc làm: Tư vấn cho NLĐ và NSDLĐ về chính sách lao động và việc làm, hướng nghiệp và đào tạo nghề; Giới thiệu việc làm và học nghề ở những nơi phù hợp; Tổ chức tuyển chọn cung ứng lao động cho NSDLĐ trong nước và đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; Cung cấp thông tin về thị trường lao động và NSDLĐ đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam và cung cấp thông tin cho các cơ quan QLNN về lao động và việc làm.

Thứ năm, Đối với Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm: Là doanh

nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và phải có giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan QLNN về việc làm cấp tỉnh cấp. Doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm khi có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và tiền ký quỹ. Các hoạt động của doanh nghiệp hoạt động việc làm được quy định tại điều 3 Nghị định 52/2014 ngày 23/5/2014 của Chính Phủ quy định điều kiện, thủ tục cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.

Nhiệm vụ của Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm: Tư vấn cho NLĐ và NSDLĐ: Tư vấn nghề cho NLĐ về lựa chọn nghề, trình độ đào tạo, nơi học phù hợp với khả năng và nguyện vọng; tư vấn việc làm cho NLĐ lựa chọn công việc phù hợp với khả năng và nguyện vọng; kỹ năng thi tuyển; tạo việc làm, tìm việc làm trong và ngoài nước; tư vấn cho NSDLĐ tuyển dụng,

quản lý lao động; quản trị và phát triển nguồn nhân lực, sử dụng lao động và phát triển việc làm; Giới thiệu việc làm cho NLĐ, cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của NSDLĐ (Giới thiệu NLĐ cần tìm việc làm cho NSDLĐ cần tuyển lao động; Cung ứng lao động theo yêu cầu của NSDLĐ; Cung ứng, giới thiệu lao động cho các đơn vị, doanh nghiệp được cấp phép đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động; Thu thập, phân tích, dự báo và cung ứng thông tin thị trường lao động).

Ngoài ra, NLĐ cũng có trách nhiệm trong việc tự tạo việc làm và bảo đảm việc làm bên cạnh sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng, tổ chức.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn ở huyện phong thổ, tỉnh lai châu (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w