KẾT LUẬN CHƯƠNG

Một phần của tài liệu Biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 28 - 29)

20 Trần Tuấn Anh (07), “Luật so sánh và thực tiễn xây dựng bộ luật tố tụng dân sự”, Tạp chí Luật học, số 04, tr 49.

KẾT LUẬN CHƯƠNG

Trên cơ sở nghiên cứu, tác giả đã cố gắng làm rõ bản chất của biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ, những đặc điểm cũng như ý nghĩa thực tiễn của biện pháp. Trước hết có thể hiểu biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ là biện pháp cô lập, ngăn cấm chuyển dịch tài sản của người có nghĩa vụ từ đó bảo toàn tài sản để đảm bảo giải quyết vụ án và đảm bảo điều kiện thi hành án. Là một biện pháp trong hệ thống các biện pháp khẩn cấp tạm thời nên biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ mang đặc điểm của một biện pháp khẩn cấp tạm thời, đồng thời biện pháp cũng có điểm khác biệt so với các biện pháp phong tỏa khác.

Thông qua việc nghiên cứu một cách hệ thống các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong nhiều giai đoạn, quá trình thành và phát triển các quy định về biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ được làm rõ. Mặc dù xuất hiện muộn hơn so với nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời khác, nhưng kể từ thời điểm được ghi nhận trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ dần chứng minh vị trí quan trọng của mình trong thực tiễn xét xử bởi lợi ích mà biện pháp mang lại. Chính vì lẽ đó, việc nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ trong tố tụng dân sự là hết sức cần thiết.

24

24

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 28 - 29)