KẾT LUẬN CHƯƠN G

Một phần của tài liệu Biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 48 - 49)

32 Mục 11 Phần IV Công văn giải đáp số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017 của Tòa án nhân dân tối cao về giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ.

KẾT LUẬN CHƯƠN G

Có thể khẳng định, trải qua quá trình phát triển, các quy định về biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ dần được hoàn thiện. Nội dung các quy định về biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ của pháp luật hiện hành khá đầy đủ, khắc phục những thiết sót của các văn bản pháp luật giai đoạn trước. Cụ thể, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP quy định tương đối chi tiết về điều kiện áp dụng; thủ tục áp dụng, thay đổi, áp dụng bổ sung, hủy bỏ biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ; trách nhiệm khi áp dụng không đúng; giá trị pháp lý của quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.

Trên cơ sở nghiên cứu các quy định hiện hành giúp chủ thể có quyền yêu cầu, người bị yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ cũng như Tòa án hiểu đúng, đầy đủ nội dung các quy định về biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ từ đó vận dụng các quy định này một cách chính xác. Đồng thời tạo điều kiện cho người yêu cầu, người bị yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ chủ động bảo vệ quyền và lợi ích hợp của mình, kiểm tra tính đúng đắn của trình tự thủ tục tố tụng, nội dung các quyết định của Tòa án. Mặt khác, việc nghiên cứu quy định pháp luật hiện hành là cơ sở để phát hiện một số bất cập, thiếu sót còn tồn tại sẽ được trình bày tại Chương 3. Từ đó, có những ý kiến nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng dân sự về biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

44

44

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 48 - 49)