Về khiếu nại quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ

Một phần của tài liệu Biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 61 - 66)

41 Bản án số 13/2018/DS-PT ngày 18/1/2019 của Tòa án nhân dân Thành phố Đà Nẵng về tranh chấp hợp đồng vay tài sản.

3.3. Về khiếu nại quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ

đối tượng bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Quan điểm của tác giả: Tác giả nhận thấy quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ không là đối tượng bị kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm. Các quy định của BLTTDS năm 2015 và Nghị quyết 02/2020/NQ- HĐTP đều thể hiện rằng quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ là quyết định có hiệu lực thi hành ngay và đương sự có quyền khiếu nại quyết định này. Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử các Tòa án vẫn chưa thống nhất việc Tòa án có chấp nhận kháng cáo của đương sự về quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ hay không. Điều này cho thấy “điểm hở” khi thiếu văn bản hướng dẫn về hiệu lực quyết định áp dụng BPKCTT trong đó có quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.

Chính vì vậy, theo quan điểm của tác giả, để khắc phục “điểm hở” nêu trên thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn về hiệu lực quyết định áp dụng BPKCTT nói chung cũng như hiệu lực quyết định biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ nói riêng theo hướng:

“Đương sự có quyền khiếu nại quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo Điều 140 của Bộ luật Tố tụng dân sự. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không bị kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm”.

3.3. Về khiếu nại quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ tài sản của người có nghĩa vụ

57

57

Điều 140 BLTTDS năm 2015 quy định, đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPKCTT hoặc việc Thẩm phán không quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPKCTT. Điều này có nghĩa là chỉ có đương sự là chủ thể duy nhất có quyền khiếu nại quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ. Tác giả nhận thấy quy định như vậy chưa thực sự bảo vệ hiệu quả quyền lợi hợp pháp của các chủ thể bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quyết định của Tòa án. Bởi lẽ:

Khi Tòa án quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp phong tỏa tài sản đối với tài sản của người có nghĩa vụ không chỉ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người thứ ba có liên quan đến tài sản bị áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ. Thông thường, người thứ ba bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ được phát hiện trong quá trình cơ quan thi hành án thi hành quyết định này và có thể tham vào vụ án với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Mặt khác, quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ có thể được thực hiện trong cả quá trình giải quyết vụ án, hoặc được thực hiện đồng thời với thời điểm nộp đơn khởi kiện. Nên không khó xảy ra trường hợp tại thời điểm Tòa án ban hành quyết định về biện pháp phong tải tài sản của người có nghĩa vụ thì người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quyết định này chưa được đưa vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trong khi đó, thời hạn giải quyết khiếu nại quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPKCTT là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hoặc trả lời của Thẩm phán về quyết định này. Nếu sau thời hạn này, họ mới được đưa vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì đã hết thời hạn và không được trả lời khiếu nại. Hoặc vì một lý do nào đó người này không phải là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự này thì họ không có quyền khiếu nại.

Từ những bất cập trên, theo quan điểm cá nhân của tác giả, BLTTDS năm 2015 cần có sự thay đổi, bổ sung về chủ thể có quyền khiếu nại việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ. Cụ thể Điều 140 cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng: “Đương

58

58

sự, người có quyền lợi bị xâm phạm có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc việc Thẩm phán không quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời”.

59

59

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Sau quá trình nghiên cứu nội dung pháp luật hiện hành, tác giả nhận thấy bên cạnh những điểm tích cực của biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ thì một số nội dung của quy định pháp luật về biện pháp này còn tỏ ra hạn chế, vướng mắc khi áp dụng. Điều này dẫn đến có nhiều quan điểm, ý kiến trái chiều làm cho quá trình áp dụng pháp luật gặp khó khăn và không thống nhất. Những bất cập, vướng mắc là:

Xuất phát từ Điều 126 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 chỉ quy định tài sản áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ là tài sản của người có nghĩa vụ, Tòa án gặp khó khăn trong việc xác nhận chủ sở hữu của tài sản là bất động sản khi người có nghĩa vụ đã xác lập hợp đồng chuyển nhượng với bên thứ ba nhưng chưa hoàn thành thủ tục chuyển quyền sở hữu; hay vướng mắc liệu có quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ nhiều lần đối với một tài sản.

Ngoài ra, tác giả nhận thấy trong thực tiễn xét xử của Tòa án còn chưa thống nhất về vấn đề đương sự có được quyền kháng cáo quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ hay không.

Bên cạnh đó, tác giả cũng phát hiện thiếu sót trong quy định về chủ thể có quyền khiếu nại quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp dụng thay đổi, hủy bỏ biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ khi pháp luật tố tụng dân sự chưa ghi nhận quyền khiếu nại của người có quyền lợi bị xâm phạm trực tiếp bởi các quyết định này của Tòa án.

Trước những thiếu sót, bất cập đó, tác giả mạnh dạn đề xuất hướng thay đổi, bổ sung các quy định pháp luật nhằm hoàn thiện các quy định về biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.

60

60

KẾT LUẬN

Với mục đích bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án dân sự, biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ là một giải pháp hiệu quả trong việc tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự. Áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ là một hình thức ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản, bảo toàn tài sản của người có nghĩa vụ để đảm bảo điều kiện thi hành án cho đến khi Tòa án phân định quyền lợi và nghĩa vụ của đương sự trong bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

Nhận thức được tầm quan trọng của biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ, trong phạm vi bài viết, tác giả bước đầu làm rõ các vấn đề cơ bản như khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa quá trình hình thành và phát triển của các quy định về biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ. Qua đó cung cấp cái nhìn đúng đắn về bản chất và vai trò quan trọng của biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ. Cũng qua nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của các quy định pháp luật về phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ mà tác giả nhận thấy các nhà lập pháp luôn quan tâm và không ngừng hoàn thiện các quy định pháp luật về biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ

Không dừng lại ở những vấn đề cơ bản, tác giả đã phân tích làm sáng tỏ các quy định pháp luật hiện hành về biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ. Trên cơ sở đó đánh giá những điểm ưu việt đã đạt được của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 so với văn bản pháp luật của các giai đoạn trước góp phần vận dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ đạt hiệu quả cao.

Mặt khác, thông qua việc phân tích các quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ mà những bất cập, vướng mắc còn tồn tại trong pháp luật được kịp thời phát hiện. Từ đó, tác giả đã đưa ra đề xuất nhằm khắc phục thiếu sót, hoàn thiện những quy định về biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của đương sự, đáp ứng đòi hỏi của tình hình thực tiễn và công cuộc cải cách tư pháp hiện nay.

Một phần của tài liệu Biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)