VỀ BIỆN PHÁP PHONG TỎA TÀI SẢN CỦA NGƯỜI CÓ NGHĨA VỤ 2.1 Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa

Một phần của tài liệu Biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 29 - 31)

20 Trần Tuấn Anh (07), “Luật so sánh và thực tiễn xây dựng bộ luật tố tụng dân sự”, Tạp chí Luật học, số 04, tr 49.

VỀ BIỆN PHÁP PHONG TỎA TÀI SẢN CỦA NGƯỜI CÓ NGHĨA VỤ 2.1 Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa

2.1. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ

Thông thường, Tòa án xem xét ra quyết định áp dụng BPKCTT khi nhận được đơn yêu cầu của chủ thể có quyền yêu cầu. Ngoài ra, Tòa án có thể tự mình ban hành quyết định áp dụng BPKCTT mà không cần yêu cầu từ phía đương sự đối với những BPKCTT quy định tại Điều 135 BLTTDS năm 2015, gồm: (1) Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; (2) Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng; (3) Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm; (4) Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động; (5) Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động. Như vậy, trên nguyên tắc tôn trọng quyền định đoạt của đương sự, Tòa án chỉ xem xét ra quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ khi có yêu cầu từ phía chủ thể có quyền yêu cầu. Dựa trên quy định của pháp luật hiện hành, tùy thuộc vào thời điểm đưa ra yêu cầu mà chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ là khác nhau:

Thứ nhất, chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ trước khi Tòa án thụ lý vụ án.

Liên quan đến quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ trước khi Tòa án thụ lý vụ án, khoản 2 Điều 111 BLTTDS năm 2015 quy định: “Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó”.

25

25

Như vậy, trong trường hợp tình thế khẩn cấp cần bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án.

Một là, cơ quan, tổ chức: bao gồm cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác. Trong đó:

Cơ quan: là các cơ quan nhà nước như Ủy ban nhân dân các cấp, các bộ, các ngành ở trung ương, các sở ngành ở địa phương, các cơ quan chuyên môn khác. Đối với cơ quan không có tư cách pháp nhân thì việc khởi kiện được thực hiện thông qua người đại điện theo ủy quyền.

Tổ chức: là tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân, có thể là tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội… Đối với các tổ chức không có tư cách pháp nhân thì việc khởi kiện được thực hiện thông qua người đại diện theo ủy quyền.

Hai là, cá nhân: bao gồm công dân Việt Nam, công dân nước ngoài, người không có quốc tịch. Cá nhân tự mình khởi kiện vụ án dân sự phải có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ và cho rằng quyền lợi hợp pháp của mình bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xâm phạm. Đối với cá nhân không có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ thì hành vi khởi kiện được tiến hành thông qua người đại diện theo pháp luật.

Thứ hai, chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ sau khi Tòa án thụ lý vụ án.

Khoản 1 Điều 111 BLTTDS năm 2015 quy định: “Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ luật này có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này…”. Như vậy, chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án bao gồm: đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự trong vụ án dân sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 BLTTDS năm 2015.

26

26

Một là, đương sự trong vụ án dân sự.

Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia tố tụng tụng dân sự với tư cách là nguyên đơn hoặc bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định tại Điều 68 BLTTDS năm 2015.

Hai là, người đại diện hợp pháp của đương sự: Người đại diện hợp pháp của đương sự là cá nhân hoặc pháp nhân thay mặt đương sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự trong quá trình giải quyết vụ án, bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền (khoản 1 Điều 85 BLTTDS năm 2015). Trong đó, để người đại diện theo ủy quyền thực hiện quyền yêu cầu áp dụng, trong phạm vị ủy quyền của đương sự phải được ủy quyền về yêu cầu áp dụng BPKCTT nói chung và biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ nói riêng. Trường hợp phạm vi ủy quyền không được ủy quyền yêu cầu nêu trên, Thẩm pháp xử lý đơn khởi kiện sẽ không chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ mà người đại diện theo ủy quyền đã yêu cầu21.

Ba là, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 BLTTDS năm 2015.

Với cách quy định tại khoản 1 Điều 111 BLTTDS năm 2015 thì về nguyên tắc các nhóm chủ thể được quy định tại Điều 187 BLTTDS năm 2015 đều có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ, bao gồm: (i) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình; (ii) Tổ chức đại diện tập thể lao động có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động hoặc khi được người lao động ủy quyền theo quy định của pháp luật; (iii) Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyền đại diện cho người tiêu dùng khởi kiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; (iv) Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc

Một phần của tài liệu Biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)