Lê Hồng Sơn (2020), Biện pháp khẩn cấp tạm thời Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr 10.

Một phần của tài liệu Biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 31 - 33)

27

27

lĩnh vực mình phụ trách hoặc theo quy định của pháp luật; (v) Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hôn nhân và gia đình để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

Như vậy, chủ thể có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ tương đối rộng. Quy định này đã được ghi nhận tại BLTTDS năm 2004 và tiếp tục được kế thừa bởi BLTTDS năm 2015. Đây là điểm sửa đổi, bổ sung tiến bộ so với Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp dân sự năm 1989, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 và Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996. So với ba Pháp lệnh trên trên, pháp luật hiện hành không còn ghi nhận quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT của Viện kiểm sát nhân dân bởi lẽ việc ghi nhận quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT là không phù hợp với chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân được quy định tại Điều 107 Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thay vào đó, Bộ luật Tố tụng dân sự mở rộng quyền yêu cầu này cho người đại diện của đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án theo quy định tại Điều 187 BLTTDS năm 2015 nhằm tạo điều kiện để bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

2.2. Điều kiện áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ

Điều 126 BLTTDS năm 2015 quy định biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án. Và theo điểm d khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP quy định “đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án” được hiểu là “làm chắc chắn các căn cứ để giải quyết vụ án, các điều kiện để khi bản án, quyết định của Tòa án được thi hành thì có đầy đủ điều kiện để thi hành”. Như vậy, biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ là biện pháp được áp dụng trong trường hợp cần thiết để làm chắc chắn các căn cứ giải quyết vụ án, các điều kiện để khi bản án, quyết định của Tòa án được thi hành thì có đầy đủ điều kiện để thi hành án. Xét thấy, việc quy định như vậy là phù hợp với thực tiễn. Bởi lẽ, kể từ thời điểm đương sự nảy sinh ý định tẩu tán tài sản đến thời điểm ý định được hiện thực hóa bằng hành vi có thể diễn ra vô cùng nhanh chóng, vài phút đối với động sản hay vài tiếng đối với bất động sản. Đến khi người có nghĩa vụ có hành vi tẩu tán tài sản thì gần như không còn khả năng ngăn chặn. Mặt

28

28

khác, việc áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ luôn tiềm ẩn khả năng phát sinh thiệt hại cho người bị áp dụng và người thứ ba có liên quan. Vậy nên, để hạn chế khả năng này đòi hỏi pháp luật quy định chặt chẽ nhưng hợp lý về điều kiện áp dụng22. Căn cứ theo pháp hiện hành, để Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ cần lưu ý những điều kiện sau:

2.2.1. Về đơn yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa

vụ

Như đã phân tích, Tòa án chỉ xem xét, cân nhắc quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ khi có đơn yêu cầu của chủ thể có quyền yêu cầu. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ phải có những nội dung chính về: a) ngày, tháng, năm làm đơn; tên, địa chỉ; b) số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu áp dụng BPKCTT; tên, địa chỉ; c) số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người bị yêu cầu áp dụng BPKCTT; d) tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình; e) lý do cần phải áp dụng BPKCTT; f) BPKCTT cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.

Cùng với đơn yêu cầu, người yêu cầu phải cung cấp cho Tòa án chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ. Theo đó, người yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ phải thực hiện thu thập thông tin, chứng cứ để chứng minh tài sản bị yêu cầu phong tỏa thuộc sở hữu của người có nghĩa vụ hay người có nghĩa vụ có dấu hiệu thực hiện hành vi tẩu tán tài sản (nếu có). Chứng cứ chứng minh tài sản thuộc quyền sở hữu của người có nghĩa vụ có thể thu thập từ một số nguồn chứng cứ như: giấy chứng nhận quyền sở hữu; hợp đồng mua bán, chuyển nhượng; giao dịch dân sự khác có liên quan hay bản án, quyết định của Tòa án. Đối với chứng cứ chứng minh người có nghĩa vụ có dấu hiệu tẩu tán tài sản, người yêu cầu có thể thu thập chứng cứ từ một số nguồn chứng cứ như: hợp đồng mua bán, chuyển nhượng tài sản; hợp đồng đặt cọc nhằm mục đích mua bán, chuyển nhượng tài sản; thông tin thể hiện lời chào hàng từ phía người bị yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.

Một phần của tài liệu Biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 31 - 33)