Trần Phương Thảo (2010), “Nguyên tắc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự”, Tạp chí Luật học, số 04, tr 29.

Một phần của tài liệu Biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 43 - 44)

39

39

áp dụng BPKCTT không đúng, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người bị áp dụng BPKCTT, gây thiệt hại cho người bị áp dụng BPKCTT hoặc người thứ ba thì trách nhiệm bồi thường thuộc về người yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT hoặc Tòa án đã ra quyết định áp dụng BPKCTT. Trong trường hợp này, người bị áp dụng BPKCTT hoặc người thứ ba có liên quan được quyền yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại trong cùng vụ án dân sự; nếu đương sự yêu cầu bồi thường thiệt hại chưa có điều kiện chứng minh thì yêu cầu bồi thường đó có thể tách ra để giải quyết bằng một vụ án dân sự khác32. Trách nhiệm bồi thường của từng chủ thể được xác định theo từng trường hợp cụ thể như sau:

Thứ nhất, về trách nhiệm của người yêu cầu áp dụng.

Khoản 1 Điều 113 BLTTDS năm 2015 quy định: “Người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình; trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường”. Chỉ khi nào nhận được yêu cầu áp dụng, Tòa án mới cân nhắc, xem xét ra quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ khi nhận được đơn yêu cầu của chủ thể có quyền yêu cầu. Do đó, người yêu cầu Tòa án áp dụng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Trường hợp yêu cầu áp dụng không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc người thứ ba thì phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của người yêu cầu. Việc đặt ra chế tài như vậy phần nào hạn chế sự lạm quyền của người yêu cầu, nhắc nhở họ phải cung cấp thông tin một cách trung thực, kéo theo đó là sự thuận lợi cho Tòa án trong việc xem xét và giải quyết yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.

Khi giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại do yêu cầu áp dụng BPKCTT không đúng, Tòa án phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ do đương sự xuất trình, do Tòa án thu thập đã được xem xét tại phiên tòa để phân tích, đánh giá, nhận định về yêu cầu áp dụng BPKCTT không đúng; về thiệt hại xảy ra đối với người bị áp dụng BPKCTT hoặc người thứ ba; mối quan hệ nhân quả giữa yêu cầu áp dụng BPKCTT không đúng với thiệt hại xảy ra cho người bị áp dụng BPKCTT hoặc người thứ ba

Một phần của tài liệu Biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)