Về đối tượng của biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ

Một phần của tài liệu Biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 49 - 53)

32 Mục 11 Phần IV Công văn giải đáp số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017 của Tòa án nhân dân tối cao về giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ.

3.1.Về đối tượng của biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ

3.1.1. Áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ đối với tài sản

đã được chuyển nhượng cho bên thứ ba

Theo quy định tại Điều 126 BLTTDS năm 2015, biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ là biện pháp được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc thi hành án. Như vậy, một điều kiện mang tính nguyên tắc đặt ra để áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ là tài sản phong tỏa phải thuộc sở hữu của người có nghĩa vụ. Thực tế đã phát sinh không ít trường hợp như sau35:

Vào ngày 20/11/2016, bà T cho ông P, bà Y vay 800.000.000 đồng với lãi suất 3%/tháng, thời gian thanh toán nợ vay là 12 tháng kể từ thời điểm sau khi ký biên nhận tiền. Đến hạn trả nợ, bà T nhiều lần yêu cầu ông P và bà Y trả nợ nhưng ông P, bà Y không thực hiện. Do đó, bà T đã khởi kiện tại Tòa án nhân dân Thành phố Long Xuyên yêu cầu ông P bà Y liên đới chịu trách nhiệm trả vốn vay 800.000.000 đồng và lãi suất chậm trả theo quy định. Trong quá trình giải quyết vụ án, bà T đã yêu cầu Tòa án nhân dân Thành phố Long Xuyên áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ để đảm bảo thi hành án đối với tài sản của ông P bà Y là quyền sử dụng đất và nhờ ở gắn liền với diện tích 80m2 tọa lạc tại phường Bình Khánh, Thành phố Long Xuyên. Tòa án nhân dân Thành phố Long Xuyên chấp nhận yêu cầu của bà T và ban hành Quyết định áp dụng BPKCTT số 07/2018/QĐ-BPKCTT ngày 05/7/2018 phong tỏa tài sản của ông P, bà Y là quyền sử dụng đất và nhà ở nêu trên. Mặt khác, vào ngày 04/7/2018, ông P bà Y đã ký hợp đồng chuyển nhượng cho bà H quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở nêu trên, hợp đồng chuyển nhượng được công chứng cùng ngày. Đến ngày 05/7/2018, bà H liên hệ nộp hồ sơ sang tên chuyển quyền sử dụng đất và nhà ở tại bộ phận tiếp nhận 35 Bản án số 129/2020/DS-PT ngày 15/9/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang về tranh chấp hợp đồng vay tài sản, yêu cầu công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở.

45

45

và trả kết quả thì được biết nhà đất bà H nhận chuyển nhượng của ông P, bà Y bị Tòa án nhân dân Thành phố Long Xuyên quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ tại Quyết định số 07/2018/QĐ-BPKCTT ngày 05/7/2018 theo yêu cầu của bà T nên bà H chưa thực hiện được thủ tục sang tên và nhận tài sản chuyển nhượng.

Vậy, vấn đề phát sinh trong vụ án nêu trên là Tòa án có được áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ đối với tài sản là quyền sử dụng đất và nhà ở đã được người có nghĩa vụ xác lập hợp đồng chuyển nhượng cho người thứ ba nhưng chưa hoàn thành thủ tục chuyển quyền sở hữu hay không? Xoay quanh vấn đề này còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau, cụ thể:

Quan điểm thứ nhất cho rằng: Không thể áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ đối với quyền sử dụng đất và nhà ở đã được người có nghĩa vụ ký hợp đồng chuyển dịch cho bên thứ ba và chưa hoàn tất thủ tục chuyển quyền sở hữu. Theo quan điểm này tài sản đã được chuyển nhượng, bán cho người khác trước thời điểm Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ và có đủ điều kiện công nhận thì tài sản không còn thuộc về người có nghĩa vụ. Bởi lẽ:

Thứ nhất, tại thời điểm chủ sở hữu tài sản ký kết hợp đồng chuyển nhượng, mua bán với cho bên thứ ba thì quyền sử dụng đất và nhà ở đang ở trong tình trạng không bị áp dụng biện pháp hạn chế nào nên tài sản này không thuộc trường hợp bị hạn chế giao dịch. Do đó, căn cứ theo quy định tại Điều 194 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì việc chủ sở hữu thực hiện quyền định đoạt tài sản là phù hợp với quy định của pháp luật.

Thứ hai, hợp đồng chuyển nhượng, mua bán tài sản là quyền sử dụng đất và nhà ở đã được công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền. Trong đó, chứng thực hợp đồng, giao dịch là việc cơ quan có thẩm quyền chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch36. Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản;

36 Khoản 4 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ số gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch. chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.

46

46

tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt37. Như vậy, tại thời điểm ký kết, hợp đồng chuyển nhượng đã được xác nhận tính chính xác, hợp pháp. Do đó, dù chưa hoàn thành thủ tục chuyển quyền sở hữu nhưng có đủ điều kiện công nhận hợp đồng nên tài sản bị yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ không còn là tài sản của người có nghĩa vụ. Hay nói cách khác, trong trường hợp này Tòa án không được áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.

Có thể thấy, đại diện Viện kiểm sát trong vụ án dân sự nêu trên cũng theo quan điểm này khi nhận định rằng: “nhận thấy khi chị Phạm Thị Ngọc H và ông Đặng Thành P, bà Thái Thị Y giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở thì nhà, đất không bị áp dụng biện pháp hạn chế nào nên Tòa án cấp sơ thẩm tuyên vô hiệu hợp đồng là chưa đúng với quy định tại Điều 129 Bộ luật dân sự năm 2015 và Điều 122 Luật nhà ở năm 2014 mà nếu có vô hiệu thì chỉ vô hiệu một phần; chị H đã giao đủ tiền và đã nhận nhà, đất nên đề nghị Hội đồng xét xử sửa bản án sơ thẩm theo hướng công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà được giao kết giữa chị Phạm Thị Ngọc H với ông Đặng Thành P và bà Thái Thị Y, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời”.

Quan điểm thứ hai cho rằng: Có thể áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ đối với đối với quyền sử dụng đất và nhà ở đã được người có nghĩa vụ ký hợp đồng chuyển dịch cho bên thứ ba nhưng chưa hoàn thành thủ tục chuyển quyền sở hữu. Theo quan điểm này:

Thứ nhất, xét thời điểm Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nhà ở tuy đã được công chứng, chứng thực nhưng chưa hoàn tất thủ tục chuyển giao quyền sở hữu.

Đối với tài sản là quyền sử dụng đất: Theo quy định tại khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 thì việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào Sổ địa chính. Nghĩa là, việc chuyển nhượng phải được đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và bên nhận chuyển nhượng được công nhận là người có quyền sử dụng đất kể từ 37 Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014.

47

47

thời điểm đăng ký vào Sổ địa chính. Do đó, đối với quyền sử dụng đất, hợp đồng chuyển nhượng đã công chứng, chứng thực chưa hoàn thành thủ tục thì bên bán đồng thời là người có nghĩa vụ vẫn được xác định là người có quyền sử dụng đất. Như vậy, Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ đối với quyền sử dụng đất đã chuyển nhượng nhưng chưa hoàn thành thủ tục chuyển quyền sở hữu là có căn cứ.

Đối với tài sản là nhà ở: Theo quy định quy định tại khoản 1 Điều 12 và khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014, thời điểm hợp đồng mua bán nhà có hiệu lực là thời điểm hợp đồng đó được công chứng, chứng thực, còn việc chuyển giao quyền sở hữu từ người bán sang người mua là thời điểm bên mua đã thanh toán đủ tiền và nhận bàn giao nhà. Do đó, chỉ cần người mua chưa thanh toán đủ tiền mua hoặc chưa nhận nhà từ bên bán bàn giao thì quyền sở hữu nhà ở vẫn thuộc về bên bán cho dù hợp đồng đã được công chứng, chứng thực. Trong trường hợp này, Tòa án được quyền áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Xét thấy, đây cũng là quan điểm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được thể hiện trong mục IV.8 của Công văn giải đáp thắc mắc số 89/TANDTC-PC ngày 30/6/2020 về việc thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử. Theo Công văn này, trường hợp nguyên đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT đối với của bị đơn mà tài sản bị yêu cầu phong tỏa là nhà, đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bị đơn, đồng thời bị đơn đã ký kết hợp đồng chuyển nhượng nhà, đất này cho người thứ ba và hợp đồng được công chứng nhưng chưa được đăng ký vào sổ địa chính thì phải xác định rõ tài sản mà nguyên đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ là nhà hay là quyền sử dụng đất. Đối với nhà ở thì xác định quyền sở hữu tài sản theo khoản 1 Điều 12 và khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014, xác định quyền sử dụng đất được căn cứ theo khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013.

Thứ hai, việc người có nghĩa vụ xác lập hợp đồng chuyển nhượng, mua bán tài sản là quyền sử dụng đất, nhà ở cho bên thứ ba trong quá trình giải quyết vụ án cũng có thể bị xem là có dấu hiệu của hành vi tẩu tán tài sản. Do đó, căn cứ theo quy định tại Điều 126 BLTTDS năm 2015, việc đương sự yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ là có cơ sở chấp nhận.

48

48

Có thể thấy, đây cũng là quan điểm của Tòa án cấp phúc thẩm trong vụ án nêu trên. Cụ thể tại Bản án dân sự phúc thẩm số 129/2020/DS-PT ngày 15/9/2020, Hội đồng xét xử phúc thẩm đã quyết định: “Tiếp tục duy trì Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 07/2018/QĐ-BPKCTT ngày 05/7/2018; […] Tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở giữa chị Phạm Thị Ngọc H với ông Đặng Thành P và bà Thái Thị Y vô hiệu”.

Quan điểm của tác giả: Có thể áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ đối với đối với quyền sử dụng đất và nhà ở đã được người có nghĩa vụ ký hợp đồng chuyển dịch cho bên thứ ba nhưng chưa hoàn thành thủ tục chuyển quyền sở hữu. Bởi vì bản chất của biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ là ngăn chặn chủ sở hữu không được thực hiện chuyển dịch pháp lý đối với tài sản. Do đó, khi xác định chủ sở tài sản, Tòa án cần căn cứ theo các quy định của pháp luật về thời điểm chuyển quyền sở hữu đặc biệt là các tài sản phải đăng ký như quyền sử dụng đất, nhà ở, xe máy, ô tô. Mặt khác, một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác38. Việc người có nghĩa vụ xác lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở trong vụ án nêu trên có thể xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khác. Mặc dù vấn đề này đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giải đáp tại Công văn số 89/TANDTC-PC nhưng xét thấy Công văn này không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Do đó, theo quan điểm cá nhân của tác giả nên ban hành quy phạm pháp luật để hướng dẫn cụ thể để tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng một cách thống nhất, hạn chế tối đa những thiếu sót, sai lầm trong việc áp dụng pháp luật. Đồng thời, tạo điều kiện cho người tham gia tố tụng cũng các chủ thể khác dễ dàng tiếp cận với nội dung hướng dẫn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hiệu quả hơn.

Từ những phân tích trên, theo quan điểm của tác giả, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần có Nghị quyết hướng dẫn cụ thể về việc xác định chủ sở hữu của tài sản bị yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ theo hướng: “Trường hợp tài sản bị yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ đã được chuyển nhượng cho người khác thì chủ sở

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 49 - 53)