Khoả n2 Điề u2 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP.

Một phần của tài liệu Biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 40 - 43)

36

36

định phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ sau khi người yêu cầu người đó xuất trình chứng cứ đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm theo yêu cầu. Sau khi ban hành, quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự (khoản 1 Điều 142 BLTTDS năm 2015).

Có thể thấy, trình tự xử lý, thủ tục ra quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ tương đối tối giản, gọn nhẹ, quá trình nhận đơn yêu cầu đến thời điểm ra quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ diễn ra trong thời gian ngắn để đáp ứng kịp thời yêu cầu cấp bách của đương sự. Đồng thời, để bảo vệ quyền lợi của chính người bị yêu cầu áp dụng biện pháp này, Tòa án buộc người yêu cầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm trong mọi trường hợp và chỉ ra quyết định áp dụng biện pháp sau khi họ đã xuất trình chứng cứ thực hiện xong biện pháp bảo đảm. Kể từ thời điểm nhận đơn yêu cầu đến thời điểm ra quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ, Tòa án không phải thông báo cho người bị áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ để đảm bảo tính bí mật và bất ngờ nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi tẩu tán tài sản của đương sự.

2.3.2. Thủ tục thay đổi, áp dụng bổ sung, hủy bỏ biện pháp phong tỏa tài sản của

người có nghĩa vụ

Thứ nhất, thủ tục thay đổi, áp dụng bổ sung biện pháp phong tỏa tài sản của

người có nghĩa vụ.

Quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ là quyết định độc lập với bản án của Tòa án, chỉ mang tính tạm thời nhằm giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự. Do đó, Điều 137 BLTTDS năm 2015 quy định nếu xét thấy việc áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ không còn cần thiết phải thay đổi BPKCTT khác hoặc xét thấy cần áp dụng bổ sung biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ thì thủ tục thay đổi, áp dụng bổ sung biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ được thực hiện theo quy định tại Điều 133 BLTTDS năm 2015 về áp dụng BPKCTT.

Nội dung về thay đổi, áp dụng bổ sung biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ là quy định kế thừa tinh thần của Điều 121 BLTTDS năm 2004 và cũng là điểm tiến bộ so với Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989,

37

37

Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 và Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996. So với hai Bộ luật Tố tụng dân sự, mặc dù ghi nhận BPKCTT nhưng Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 lại chưa đề cập đến việc thay đổi, áp dụng bổ sung BPKCTT, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 và Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996 có quy định về việc hủy bỏ BPKCTT nhưng chưa đề cập đến việc áp dụng bổ sung BPKCTT. Thực tế áp dụng cho thấy khi hoàn cảnh thay đổi, việc BPKCTT đang được áp dụng không còn cần thiết hoặc phù hợp với tình hình thực tế nhưng đương sự lại không có quyền yêu cầu thay đổi, áp dụng bổ sung BPKCTT, điều này dẫn đến quyền lợi hợp pháp của người yêu cầu áp dụng BPKCTT cũng như người bị áp dụng BPKCTT bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Thứ hai, hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 138 BLTTDS năm 2015, Tòa án ra quyết định hủy bỏ biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ khi có một trong các căn cứ sau đây: (1) Người yêu cầu áp dụng BPKCTT đề nghị hủy bỏ; (2) Người phải thi hành quyết định áp dụng BPKCTT nộp tài sản hoặc có người khác thực hiện biện pháp bảo đảm thi hành nghĩa vụ đối với bên có yêu cầu; (3) Nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ chấm dứt theo quy định của Bộ luật Dân sự; (4) Việc giải quyết vụ án được đình chỉ theo quy định của Bộ luật này; (5) Quyết định áp dụng BPKCTT không đúng theo quy định của Bộ luật này; (6) Căn cứ của việc áp dụng BPKCTT không còn; (7) Vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; (8) Các trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện theo luật định.

Tương tự như thủ tục thay đổi, áp dụng bổ sung biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ, khoản 3 Điều 138 BLTTDS năm 2015 ghi nhận thủ tục ra quyết định hủy bỏ biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ được tiến hành theo trình tự, thủ tục áp dụng BPKCTT. Đối với trường hợp đã có bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì việc giải quyết yêu cầu hủy bỏ biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ do một Thẩm phán được Chánh án của Tòa án đã ra quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ phân công giải quyết. Nếu quyết định hủy bỏ biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ thì Tòa án phải xem xét, quyết định để người yêu cầu áp dụng

38

38

biện pháp này nhận lại chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá, trừ trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ không đúng gây thiệt hại cho người bị áp dụng và người thứ ba29.

Liên quan đến vấn đề này, khoản 1 Điều 144 Bộ luật Tố tụng dân sự Liên bang Nga quy định: “Thẩm phán hoặc Tòa án đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cáp tạm thời có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của bị đơn, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời”. Như vậy, giữa Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam và Bộ luật Tố tụng dân sự Liên bang Nga có điểm tương đồng khi đều ghi nhận quyền hủy bỏ BPKCTT đang áp dụng. Và cũng tồn tại điểm khác biệt khi Bộ luật Tố tụng dân sự Liên bang Nga chưa đề cập đến việc áp dụng bổ sung BPKCTT. Có thể thấy, trong quá trình xây dựng các quy định về thủ tục áp dụng các BPKCTT, pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam đã tham khảo pháp luật nhiều nước trên thế giới như pháp luật tố tụng dân sự Pháp, Nga… trên nguyên tắc mềm dẻo, linh hoạt30, theo đó, không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu các quy định tiến bộ mà còn linh hoạt bổ sung để xây dựng các thủ tục về áp dụng BPKCTT sao cho bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

2.4. Trách nhiệm khi áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ không đúng nghĩa vụ không đúng

Pháp luật tố tụng dân sự trao cho đương sự quyền yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ như một công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước khi có bản án, quyết định của Tòa án. Tuy nhiên, việc áp dụng này của Tòa án không phải là để bảo vệ duy nhất quyền, lợi ích của một bên đương sự trong vụ án dân sự mà trong hoạt động của mình Tòa án luôn phải đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giữa các bên đương sự31. Thực tế xảy ra không ít trường hợp việc áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ không đúng gây thiệt hại vật chất cho người bị áp dụng và người thứ ba. Do đó, nhằm bảo vệ người bị áp dụng BPKCTT, Điều 113 BLTTDS năm 2015 quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp áp dụng BPKCTT không đúng. Theo đó, nếu việc 29 Khoản 2 Điều 138 BLTTDS năm 2015.

30 Trần Tuấn Anh, “Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế”, https://www.tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/81/414 truy cập ngày 30/5/2021. https://www.tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/81/414 truy cập ngày 30/5/2021.

Một phần của tài liệu Biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)