38 Khoản 4 Điề u3 Bộ luật Dân sự năm 2015.
3.2. Về kháng cáo quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ
phong tỏa theo quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, trừ trường hợp tài sản bị yêu cầu là một phần tài sản chưa bị phong tỏa của tài sản phân chia được.
3.2. Về kháng cáo quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ có nghĩa vụ
Điều 140 BLTTDS năm 2015 quy định: “Đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc việc Thẩm phán không quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời”.
Điểm b khoản 2 Điều 482 BLTTDS năm 2015 quy định: “Những bản án, quyết định sau đây của Tòa án cấp sơ thẩm được thi hành ngay mặc dù có thể bị kháng cáo, khiếu nại, kháng nghị, kiến nghị: a) Bản án, quyết định về cấp dưỡng, trả công lao động, nhận người lao động trở lại làm việc, trả lương, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp mất việc làm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất tinh thần của công dân; quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công; b) Quyết định về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời”.
Có thể thấy, theo quy định tại Điều 140 BLTTDS năm 2015 thì đương sự chỉ có quyền khiếu nại quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ. Tuy nhiên, với cách quy định tại khoản 2 Điều 482 BLTTDS năm 2015 thì có thể hiểu quyết định áp dụng BPKCTT cũng như quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ có thể bị kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm. Như vậy, vấn đề đặt ra là đương sự có quyền kháng cáo quyết định áp dụng
53
53
biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ hay không? Trên thực tế còn tồn tại nhiều quan điểm liên quan đến vấn đề này.
Quan điểm thứ nhất cho rằng: Đương sự có quyền kháng cáo quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.
Thứ nhất, khoản 2 Điều 2 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định: “Những bản án, quyết định sau đây của Tòa án cấp sơ thẩm được thi hành ngay, mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị: a) Bản án, quyết định về cấp dưỡng, trả lương, trả công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất về tinh thần, nhận người lao động trở lại làm việc; b) Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời”. Có thể thấy, theo điều khoản này thì quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ của Tòa án cấp sơ thẩm là quyết định được thi hành ngay và có thể bị kháng cáo theo theo thủ tục phúc thẩm.
Thứ hai, theo quy định tại Điều 140 BLTTDS năm 2015, thời hạn để đương sự khiếu nại quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ là 03 ngày làm việc kể từ ngày đương sự nhận được quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ. Như vậy, thời gian để đương sự thực hiện khiếu nại tương đối ngắn. Trong một số trường hợp, đương sự bị bệnh hoặc vì lý do khách quan nào đó nên không thể thực hiện khiếu nại quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ trong thời gian này. Do đó, việc ghi nhận quyền kháng cáo của đương sự đối với quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ sẽ góp phần bảo vệ hiệu quả quyền lợi của đương sự, đặc biệt là người bị áp dụng biện pháp này. Đồng thời, việc ghi nhận quyền kháng cáo quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ sẽ tạo ra một phương thức để Tòa án cấp trên kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản đã được ban hành, qua đó phát hiện và khắc phục kịp thời những sai lầm, thiếu sót của Tòa án cấp sơ thẩm. Từ đó bảo vệ hiệu quả hơn quyền lợi của các đương sự cũng như nâng cao chất lượng các quyết định tố tụng của Tòa án.
Đây cũng là quan điểm của Tòa án cấp phúc thẩm trong vụ án sau đây40: 40 Bản án 61/2020/DS-PT ngày 26/6/2020 của Tòa án nhân dân Thành phố Cần Thơ về tranh chấp hợp đồng cầm cố quyền sử dụng đất và hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
54
54
Ngày 06/12/2018, ông L khởi kiện yêu cầu ông G trả lại số tiền cầm số đất là 500.000.000 đồng và 20 chỉ vàng 24K. Ngày 07/12/2018, Tòa án cấp sơ thẩm ra Quyết định áp dụng BPKCTT số 02/2018/QĐ-BPKCTT phong tỏa tài sản là quyền sử dụng đất của ông G theo yêu cầu của ông L. Sau khi Tòa án cấp sơ thẩm ban hành Bản án sơ thẩm, bà J là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan kháng cáo Bản án sơ thẩm. Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 61/2020/DS-PT ngày 26/6/2020, Tòa án cấp phúc thẩm nhận định: “Đối với yêu cầu kháng cáo thứ hai là yêu cầu hủy Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 02/2018/QĐ-BPKCTT ngày 07/12/2018 […] Vì vậy, cần thiết phải hủy bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để đảm bảo cho các giao dịch dân sự ngay tình”. Tòa án cấp phúc thẩm đã quyết định: “Chấp nhận kháng cáo của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan”.
Như vậy, có thể thấy, Tòa án cấp phúc thẩm trong trường hợp này đã xem xét kháng cáo của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ và nhận định rằng kháng cáo này là có cơ sở chấp nhận, từ đó ra quyết định chấp nhận yêu cầu kháng cáo của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Hay nói cách khác, Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng đương sự có quyền kháng cáo quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.
Quan điểm thứ hai cho rằng: Quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ không bị kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm. Bởi lẽ:
Thứ nhất, theo Điều 270 BLTTDS năm 2015 thì bản chất của việc xét xử phúc thẩm là Tòa án cấp phúc thẩm trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị. Trong khi đó, khoản 1 Điều 139 BLTTDS năm 2015 đã khẳng định quyết định áp dụng BPKCTT là quyết định có hiệu lực thi hành ngay. Do đó, quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ không là đối tượng bị kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm.
Thứ hai, Điều 271 BLTTDS năm 2015 chỉ quy định 03 đối tượng có thể bị đương sự kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm là bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm mà không có quyết định áp dụng BPKCTT. Do đó, đương sự không có
55
55
quyền kháng cáo quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.
Thứ ba, pháp luật tố tụng dân sự cũng đã thừa nhận quyền khiếu nại của đương sự, quyền kiến nghị Viện kiểm sát về quyết định áp dụng BPKCTT tại Điều 140 BLTTDS năm 2015. Do đó, khi đương sự không đồng ý với quyết định của Tòa án về việc áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ, cho rằng quyết định này là trái pháp luật thì đương sự có quyền khiếu nại mà không có quyền kháng cáo quyết định này.
Thứ tư, mặc dù trong một số trường hợp đương sự không thể thực hiện khiếu nại quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ trong thời hạn luật định vì lý do khách quan. Nhưng đương sự vẫn còn phương thức khác để bảo vệ quyền lợi của mình. Về quyền của đương khi tham gia tố tụng dân sự, khoản 10 Điều 70 BLTTDS năm 2015 quy định đương sự có đề nghị Tòa án quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BKCPTT. Hay nói cách khác, đương sự có quyền đề nghị Tòa án hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ nếu cho rằng quyết định này là trái pháp luật. Do đó, quyền lợi của đương sự luôn được đảm bảo mà không cần thiết phải cho phép đương sự được quyền kháng cáo quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.
Đây chính là hướng giải quyết của Tòa án cấp phúc thẩm trong vụ án sau41: