29
29
Thông qua việc phân tích các điều kiện về yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ như đơn yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ, chứng cứ chứng minh cho việc cần thiết phải áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ, có thể thấy nhà lập pháp luôn cố gắng cân bằng quyền lợi và nghĩa vụ để tạo vị thế bình đẳng giữa các đương sự. Một mặt pháp luật ghi nhận chủ thể có quyền yêu cầu tương đối rộng nhằm tạo điều kiện bảo vệ người có quyền lợi cần được bảo vệ, mặt khác đặt ra điều kiện về hình thức yêu cầu kèm chứng cứ chứng minh như là hành lang pháp lý để hạn chế tình trạng yêu cầu không có căn cứ, lạm dụng quyền yêu cầu từ phía người yêu cầu, cũng từ đó giúp Tòa án có cơ sở rõ ràng để nhanh chóng đưa ra quyết định về việc áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.
2.2.2. Về đối tượng áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ
Xuất phát từ nhiệm vụ trọng tâm của biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ là ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản của người có nghĩa vụ nhằm bảo đảm điều kiện thi hành án, nên đối tượng hướng đến của biện pháp chính là tài sản của người có nghĩa vụ. Tuy nhiên, không phải mọi tài sản của người có nghĩa vụ để trở thành đối tượng bị áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ mà tài sản này phải thỏa mãn các điều kiện nhất định.
Thứ nhất, về loại tài sản bị áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.
Theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 4 Nghị quyết 02/2020/NQ- HĐTP thì Tòa án không được áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ đối với các tài sản sau:
Một là, tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mà biện pháp bảo đảm đã phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba theo quy định tại Điều 297 Bộ luật Dân sự năm 2015, trừ trường hợp người yêu cầu áp dụng BPKCTT đồng thời là bên nhận bảo đảm;
Hai là, tài sản đã được tổ chức bán đấu giá và người mua được tài sản bán đấu giá đã nộp đủ tiền mua tài sản bán đấu giá, trừ trường hợp kết quả bán đấu giá bị hủy theo quy định của pháp luật hoặc đương sự có thỏa thuận khác;
Ba là, tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng;
30
30
Bốn là, tài sản của cá nhân gồm: Lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu; thuốc cần dùng để phòng, chữa bệnh; vật dụng cần thiết của người tàn tật, vật dụng dùng để chăm sóc người ốm; đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán ở địa phương; công cụ lao động cần thiết, có giá trị không lớn được dùng làm phương tiện sinh sống thiết yếu của người bị áp dụng BPKCTT; đồ dùng sinh hoạt thiết yếu;
Năm là, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gồm: Thuốc phục vụ việc phòng, chữa bệnh cho người lao động; lương thực, thực phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động; nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc các cơ sở này, nếu không phải là tài sản để kinh doanh; trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống ô nhiễm môi trường.
Không chỉ giới hạn các tài sản nêu trên, biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ cũng không được áp dụng nếu việc áp dụng biện pháp này dẫn đến doanh nghiệp, hợp tác xã bị ngừng hoạt động23.
Thứ hai, về giá trị tài sản bị áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.
Bên cạnh việc giới hạn một số loại tài sản, pháp luật còn hạn chế đối tượng của biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ thông qua quy định về giá trị tài sản được phép phong tỏa. Theo quy định tại khoản 4 Điều 133 BLTTDS năm 2015 được hướng dẫn bởi Điều 12 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP, Tòa án chỉ được phong tỏa tài sản có giá trị bằng hoặc thấp hơn nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ phải thực hiện. Trong đó, nghĩa vụ tài sản mà người bị yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản phải thực hiện được căn cứ theo đơn khởi kiện, đơn phản tố của bị đơn và đơn yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Việc đặt ra điều kiện về giá trị tài sản bị áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ là rất cần thiết. Nếu pháp luật không giới hạn giá trị tài sản phong tỏa, rất dễ xảy ra trường hợp người có quyền yêu cầu không thiện chí và lạm dụng quyền yêu cầu phong tỏa tài sản có giá trị chênh lệch quá lớn so với nghĩa vụ tài chính đang tranh chấp, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người bị áp dụng biện pháp này. Có thể thấy, tinh thần này cũng được quy định tại khoản 3 Điều 140 Bộ 23 Khoản 1 Điều 4 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP.
31
31
luật Tố tụng dân sự Liên Bang Nga: “Những biện pháp khẩn cấp tạm thời phải tương ứng với mức yêu cầu của nguyên đơn”.
Do đó, khi thực hiện quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ, người yêu cầu nên chủ động xem xét sự phù hợp của đối tượng yêu cầu phong tỏa nhằm bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Mặt khác, Tòa án cần xem xét kỹ lưỡng tài sản bị yêu cầu phong tỏa tránh trường hợp phong tỏa tài sản có giá trị lớn hơn nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng BPKCTT phải thực hiện hoặc phong tỏa tài sản có giá trị vượt quá yêu cầu của người yêu cầu gây thiệt hại cho người bị yêu cầu áp dụng hoặc cho người thứ ba.
2.2.3. Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm
Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ là biện pháp có liên quan trực tiếp đến tài sản của người bị yêu cầu áp dụng nên luôn tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp hoặc người thứ ba có liên quan. Do đó, pháp luật tố tụng dân sự đã quy định người yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ phải thực hiện biện pháp bảo đảm trước khi Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp này để ràng buộc trách nhiệm của người yêu cầu trong trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc người thứ ba có liên quan. Qua đó, bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ đồng thời ngăn ngừa sự lạm quyền từ chính người yêu cầu. Đây cũng là tinh thần của Điều 146 Bộ luật Tố tụng dân sự Liên bang Nga khi quy định: “Thẩm phán hoặc Tòa án cho phép áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể yêu cầu nguyên đơn đảm bảo việc bồi thường thiệt hại có thể xảy ra với bị đơn”.
Đối với pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, quy định về buộc thực hiện biện pháp bảo đảm đã tồn tại kể từ thời điểm BLTTDS năm 2004 có hiệu lực pháp luật. Theo đó, khoản 1 Điều 120 BLTTDS năm 2004 quy định, người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng cách gửi giữ một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Tòa án ấn định nhưng phải tương đương với “nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện”. Tuy nhiên, BLTTDS năm 2004 lại không giải thích như thế nào là “nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện”, điều này đã dẫn đến khó khăn trong quá trình áp dụng. Xét theo logic ngôn ngữ, “người có nghĩa vụ
32
32
phải thực hiện” thường được hiểu là người bị áp dụng BPKCTT. Thực tế cho thấy, đã có trường hợp Tòa án áp dụng khoản 1 Điều 120 BLTTDS năm 2004 ra quyết định áp dụng buộc thực hiện biện pháp bảo đảm và và yêu cầu nộp tài sản bảo đảm có giá trị tương đương với giá trị tài sản tranh chấp24. Nếu vận dụng theo tinh thần này sẽ gây khó khăn cho người yêu cầu áp dụng BPKCTT nói chung và biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ nói riêng. Bởi lẽ, trên thực tế không phải ai cũng đủ điều kiện kinh tế để đáp ứng điều kiện này.
Đó cũng chính là lý do mà khi ban hành Nghị quyết 02/2005/NQ-HĐTP hướng dẫn các quy định về BPKCTT, Tòa án nhân dân tối cao đã dành điểm b tiểu mục 8.1 Mục 8 để giải thích cách hiểu về “nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện” được quy định tại khoản 1 Điều 120 BLTTDS năm 2004 như một phương thức để chữa cháy cho thiếu sót của quy định này. Theo đó, “nghĩa vụ tài sản” là nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại thực tế có thể xảy ra cho người bị áp dụng BPKCTT hoặc cho người thứ ba do việc yêu cầu áp dụng BPKCTT không đúng gây ra; “người có nghĩa vụ phải thực hiện” là người có yêu cầu áp dụng BPKCTT không đúng. Như vậy, với cách quy định này, nghĩa vụ tài sản của người có nghĩa vụ phải thực hiện là nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại thực tế cho người bị áp dụng BPKCTT hoặc cho người thứ ba do việc yêu cầu áp dụng BPKCTT không đúng gây ra. Thông thường số tiền này ít hơn so với nghĩa vụ tài chính mà các bên tranh chấp.
Cho đến khi BLTTDS năm 2015 ra đời thì cách giải thích này không còn nữa. Thay vào đó, khoản 1 Điều 136 BLTTDS năm 2015 quy định, người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Tòa án ấn định nhưng phải tương đương với tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do hậu quả của việc áp dụng BPKCTT không đúng. Ngoài ra BLTTDS năm 2015 còn bổ sung thêm hình thức thực hiện biện pháp bảo đảm bằng cách nộp cho Tòa án chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Có thể thấy, quy định này của BLTTDS năm 2015 đã khắc phục được bất cập tồn tại của BLTTDS năm 2004 đồng thời bổ sung hình thức thực hiện biện pháp bảo đảm nhằm bắt kịp nhu cầu của thực tiễn.