32 Mục 11 Phần IV Công văn giải đáp số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017 của Tòa án nhân dân tối cao về giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ.
2.5. Giá trị pháp lý của quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ
phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ
Khoản 1 Điều 139 BLTTDS năm 2015 quy định: “Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời có hiệu lực thi hành ngay”. Như vậy, quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ là quyết định có hiệu lực thi hành ngay.
Trường hợp không đồng ý với quyết định tố tụng của Tòa án liên quan đến biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ, Điều 140 BLTTDS năm 2015 ghi nhận đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án về việc Thẩm phán ra hoặc không ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ. Thời hạn khiếu nại, kiến nghị là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ hoặc trả lời của Thẩm phán về việc không ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp này. Việc giải quyết khiếu nại của đương sự và kiến nghị của Viện kiểm sát được tiến hành theo quy định tại Điều 141 BLTTDS năm 2015 và được hướng dẫn thi hành tại Điều 16, Điều 17 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP.
BLTTDS năm 2015 quy định hiệu lực thi hành ngay và quyền khiếu nại của đương sự, kiến nghị của Viện kiểm sát đối với các quyết định về biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ là cần thiết. Bởi lẽ, xuất phát từ tính khẩn cấp của 34 Đoàn Tấn Minh, Nguyễn Ngọc Diệp (2016), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Nxb. Lao động, tr. 115.
42
42
BPKCTT cùng với mục đích chính của biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ nhằm ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra nên quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp này cần phải có hiệu lực thi hành ngay. Pháp luật cũng trao cho đương sự quyền khiếu nại các quyết định về biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ như một biện pháp để đương sự chủ động bảo vệ quyền lợi của mình. Mặt khác, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPKCTT diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, mặc dù được Tòa án xem xét, cân nhắc nhưng không phải lúc nào cũng đảm bảo tính chính xác, làm ảnh hưởng tiêu cực đến quyền lợi của đương sự. Do đó, với chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án, Viện Kiểm sát được quyền kiến nghị quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa. Đồng thời, đây cũng là hướng quy định được ghi nhận tại pháp luật tố tụng dân sự của nhiều quốc gia. Trong đó, có thể kể đến Bộ luật Tố tụng dân sự Liên bang Nga với quy định về hiệu lực của quyết định về việc áp dụng BPKCTT tại Điều 141: “Quyết định của Tòa án về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được thi hành ngay theo thủ tục thi hành án” và quy định khiếu nại quyết định áp dụng BPKCTT tại khoản 1 Điều 145: “Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án có thể bị khiếu nại riêng”.
43
43