Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Phân tích các nhân tố tác động đến chuyển dịch CCKTcông nghiệp ở
Thái Nguyên
Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp chịu sự tác động của nhiều nhân tố, có những nhân tố tích cực thúc đẩy phát triển, có những nhân tố làm kìm hãm phát triển. Có hai nhóm nhân tố sau:
3.3.1. Nhân tố chủ quan
3.3.1.1. Nhân tố thị trường và nhu cầu tiêu dùng của xã hội
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2016 tăng 15,2% so với năm 2015; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 6,2%, đóng góp 0,8 điểm phần trăm vào tốc độ tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 21,7%, đóng góp 11,2 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm tăng 7,8%, đóng góp 3,2 điểm phần trăm. Năm 2016, khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao; trong đó ngành công nghiệp tăng trưởng 23% so với cùng kỳ. Bên cạnh ngành công nghiệp tăng trưởng cao, lực lượng lao động có sự chuyển dịch lớn về tỉnh Thái Nguyên trong ba năm gần đây dẫn đến nhu cầu tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ nhà ở, lưu trú, ăn uống... cũng tăng lên.
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân đầu người năm 2016 đã đạt 65 triệu đồng/người/năm, tăng hơn 6,6 triệu đồng/người/năm so với năm 2015 và vượt kế hoạch đề ra. Nếu tính theo USD, GRDP bình quân đầu người tỉnh Thái Nguyên năm 2016 đạt 2.325 USD/người/năm, vượt mức bình quân chung của cả nước. Do có thu nhập tăng dẫn đến nhu cầu tiêu dùng của xã hội đặc biệt là các mặt hàng công nghiệp tăng cao. Đây cũng là một trong những nhân tố
tác động quan trọng đến hướng CCKT công nghiệp ở Thái Nguyên. Thực tế cho thấy, nhịp độ sản xuất của các đơn vị sản xuất công nghiệp trên địa bàn phát triển ổn định. Ngoài những sản phẩm công nghiệp truyền thống của tỉnh như: Sắt thép, điện sản xuất và điện thương phẩm thì những mặt hàng sản xuất đang phát triển mạnh là điện tử, viễn thông và chế biến khoáng sản góp phần đưa chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp cả năm hoàn thành vượt mức so kế hoạch ở tất cả các khu vực, thành phần kinh tế.
3.3.1.2. Nhân tố các nguồn lực
Nguồn lực của một quốc gia, địa phương có vai trò quan trọng hình thành và tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp. Nguồn lực tác động đến chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp gồm.
a. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên: tỉnh Thái Nguyên là một trong những địa phương có nhiều tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên những tài nguyên trước đây đang dần cạn kiệt, sản lượng khai thác giảm dần của các năm. Cụ thể, than khai thác năm 2010 đạt 1.404 nghìn tấn, giảm đến năm 2013 là 1.367 nghìn tấn và năm 2016 là 1.224 nghìn tấn, giảm 12,8% so với năm 2010; quặng sắt và tinh quặng sắt năm 2010 đạt 956 nghìn tấn, đến năm 2015 giảm xuống còn 693 nghìn tấn, năm 2016 tăng đạt 1.016 nghìn tấn... Thay vào đó là những khoáng sản mới được đưa vào khai thác như: Vonfram và sản phẩm của vonfram năm 2013 là 200 tấn, đến năm 2016 đạt 16.900 tấn; đồng khai thác năm 2014 mới là 25,4 nghìn tấn, năm 2016 tăng lên 40,1 nghìn tấn, tăng gấp 1,6 lần so với năm 2014... Tuy nhiên, công nghiệp khoáng sản đang giảm dần, số doanh nghiệp khai thác khoáng sản không còn nhiều, các doanh nghiệp đang dần chuyển sang hoạt động chế biến, chế tạo nhiều hơn. Cụ thể, năm 2010 có 46 doanh nghiệp khai khoáng nhưng đến năm 2016 giảm xuống chỉ còn 38 doanh nghiệp; còn doanh nghiệp chế biến chế tạo năm 2010 có 349 doanh nghiêp đến năm 2016 đã tăng lên đến 422 doanh nghiệp.
Trong những năm gần đây dân số của tỉnh Thái Nguyên có sự tăng trưởng lớn nhất là những năm 2014 và 2015 do sự hình thành các khu công nghiệp lớn, thu hút nhiều lao động ở những địa phương khác đến làm việc. Dân số năm 2010 là 1.131 nghìn người, năm 2014 là 1.173 nghìn người và năm 2016 là 1.246 nghìn người, tăng 10,2% so với năm 2010. Làm thay đổi cơ cấu lao động ngành công nghiệp, năm 2010 lao động ngành công nghiệp chiếm khoảng 16,61%, tăng lên 23,26% năm 2014 đến năm 2016 là 28,40%. Đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng từ 45 nghìn lao động năm 2010, lên 55 nghìn lao động năm 2014 và tăng đến 165 nghìn lao động năm 2016.
c. Vốn đầu tư
Nguồn vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong những năm vừa qua tăng đột biến, năm 2010 vốn đầu tư theo giá so sánh đạt 10.173 tỷ đồng, năm 2015 tăng đột biến đạt 66.507 tỷ đồng, năm 2016 giảm còn 33.505 tỷ đồng. Trong đó chủ yếu là vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào công nghiệp. Việc đầu tư mua máy móc, thiết bị cũng được quan tâm hơn, năm 2010 có 10,5% vốn đầu tư mua sắm thiết bị, năm 2014 là 36,4% và năm 2016 là 31,2%. Tuy nhiên vốn đầu tư vào các ngành công nghiệp là không đều chủ yếu là đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo là chính. Năm 2010 tỷ trọng vốn đâu tư vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo chỉ đạt 45,4% tỷ trọng vốn đầu tư, năm 2014 tăng lên là 45,7% nhưng đến năm 2016 đã tăng lên đến 76,1% tỷ trọng vốn đầu tư.
d. Tiềm năng khoa học kỹ thuật công nghệ
Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ đang phát triển như vũ bão trên thế giới, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch CCKT của mỗi quốc gia, từng địa phương, ngành. Đối với ngành công nghiệp Thái Nguyên đã những đầu tư lớn vào công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại, đặc biệt là các ngành mũi nhọn như: sản xuất kim loại, sản xuất điện tử và sản xuất trang phục. Ngoài ra những ngành đòi hỏi công nghệ cao như sản xuất phân phối điện và
cung cấp nước cũng được quan tâm và đầu tư cho máy móc hiện đại nhiều hơn.
3.3.1.3. Định hướng chiến lược phát triển kinh tế và môi trường thể chế của mỗi nước trong từng giai đoạn
Với mục tiêu phát triển Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại không phải đến nay tỉnh ta mới đặt ra mà từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2010-2015) và các nội dung trên đã được đưa vào Nghị quyết. Như vậy, khi Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội (KT- XH) của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt (tháng 2-2015) Thái Nguyên đã có gần 5 năm thực hiện mục tiêu quan trọng này.
Để thực hiện được mục tiêu lớn đã đề ra, từ năm 2010, trong quy hoạch phát triển công nghiệp, Thái Nguyên đã chú trọng đến việc ưu tiên đổi mới công nghệ và công nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại nhằm tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh. Với định hướng đó, cùng với các giải pháp, nố lực triển khai trong giai đoạn 2010-2015, tỉnh đã tạo được bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt là xây dựng được hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ. Sau nhiều năm chuẩn bị và triển khai, đến nay một số dự án tạo đà đã hoàn thành và đang tiếp tục được đầu tư mở rộng, như: Xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên; nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 3 cũ; xây dựng Nhà máy Nhiệt điện An Khánh I với công suất 115KW; mở rộng Nhà máy nước sạch Thái Nguyên; xây dựng Nhà máy nước Yên Bình có công suất 1.500m3/ngày đêm... Cùng với đó, TCty Điện lực Miền Bắc đang cải tạo, nâng cấp các tuyến đường điện trên địa bàn tỉnh, trong đó đầu tư đường dây 220KV nối từ huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) sang huyện Phú Bình, TX Phổ Yên và TP Sông Công để phục vụ các khu, cụm công nghiệp.
Thành quả ghi trong 5 năm qua, toàn tỉnh đã tạo được sự đột biến trong mời gọi đầu tư, trong đó đáng chú ý là sự có mặt của Tập đoàn Samsung với Tổ hợp công nghiệp công nghệ cao có tổng mức đầu tư trên 6 tỷ USD, từ đó
kéo theo hơn 50 dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và trong nước được triển khai trên địa bàn tỉnh, tạo thành chuỗi các dự án phụ trợ dần lấp đầy một số KCN tập trung như Yên Bình, Điềm Thụy, Sông Công. Đến nay, tổng nguồn vốn FDI đầu tư vào tỉnh đã vượt mức 7 tỷ USD, giúp Thái Nguyên lọt vào tốp 10 địa phương có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước. Từ đó tạo nên giá trị sản xuất công nghiệp tăng vọt. Nếu năm 2010, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh mới đạt giá trị 25 nghìn tỷ đồng thì đến năm 2014 đã tăng lên 175 nghìn tỷ đồng và dự ước năm nay đạt 365 nghìn tỷ đồng; Kim ngạch xuất khẩu cũng tăng từ 240 triệu USD (năm 2013) lên xấp xỉ 9 tỷ USD (năm 2014) và dự ước năm 2015 đạt 17,5 tỷ USD...
3.3.2. Nhân tố khách quan
3.3.2.1. Xu hướng chính trị xã hội của khu vực và thế giới
Hiện nay, nước ta đang hướng tới nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có thể khẳng định là đột phá về mặt lý luận và thực tiễn. Lý luận kinh tế thị trường định hướng XHCN đã soi sáng cho sự phát triển của đời sống kinh tế của nước ta 30 năm qua. Tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương phát triển kinh tế bền vững. Thái Nguyên cũng là một trong những địa phương đó, được tạo điều kiện thuận lợi phát triển công nghiệp. Nhà nước mở rộng quan hệ khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi để họ đầu tư sản xuất.
3.3.2.2. Tác động của cách mạng khoa học công nghệ và nền kinh tế tri thức
Tác động của các mạng khoa học công nghệ và nền kinh tế tri thức đã làm ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế ở Thái Nguyên. Đầu tiên phải nói đến là sự thay đổi cơ cấu ngành, năm 2010 tỷ trọng ngành nông nghiệp là 20,5%, công nghiệp và xây dựng là 35,7% và dịch vụ là 43,8%; đến năm 2016 cơ cấu ngành lần lượt là 15,5%, 51% và 33,5%. Tiếp đến là sự chuyển dịch nội bộ ngành công nghiệp, những ngành sản xuất chuyền thống như sản xuất sắt thép, khai thác khoáng sản giảm dần thay vào đó là những ngành công nghiệp khoa học
công nghệ cao như sản xuất điện tử...
3.3.2.3. Xu thế toàn cầu hóa kinh tế và khu vực hóa
Trong diễn trình toàn cầu hóa, đường lối đối ngoại đó sẽ được cụ thế hóa rõ nét nhất bằng việc tham gia vào các tổ chức kinh tế - chính trị trên thế giới. Việt Nam đã là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế - chính trị quốc tế và khu vực. Chúng ta đã là thành viên của Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF),... Ở cấp liên khu vực, chúng ta là thành viên tích cực của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM), của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)... Và sự kiện vô cùng quan trọng là chúng ta đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Việt Nam thu hút và khuyến khích các đối tác nước ngoài vào đầu tư. Với ảnh hưởng vậy Thái Nguyên trong năm 2010 chỉ có 3 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với vốn thực hiện là 20,3 triệu USD; đến năm 2015 tăng lên 25 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với vồn thực hiện đạt 3.238,2 triệu USD; năm 2016 đạt 25 dự án với vốn thực hiện đạt 764,6 triệu USD.
3.4. Kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế trong chuyển dịch CCKT công nghiệp ở Thái Nguyên