Phương án chuyển dịch CCKTcông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp gắn với phát triển kinh tế tỉnh thái nguyên đến năm 2020 (Trang 94 - 99)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.1. Phương án chuyển dịch CCKTcông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên

Tập trung thu hút mạnh đầu tư tạo bước đột phá phát triển nhanh công nghiệp theo hướng nâng cao trình độ công nghệ, chế tác, chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh, đảm bảo thân thiện môi trường, hướng mạnh vào xuất khẩu. Cơ cấu hợp lý hơn nữa các ngành nghề và sản phẩm có hàm lượng công nghệ, kỹ thuật, giá trị gia tăng và hiệu quả kinh tế cao, các cơ sở công nghiệp ở địa bàn nông thôn, vùng xa; phát huy các lợi thế, sử dụng hiệu quả tài nguyên của tỉnh, tranh thủ thời cơ tăng cường hợp tác quốc tế. Phát triển doanh nghiệp theo hướng hiện đại; kết hợp hài hoà giữa quy mô lớn với quy mô vừa và nhỏ; kết hợp chuyên môn hoá sâu để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm ở từng bộ phận, từng cơ sở với đa dạng các ngành nghề, lĩnh vực trong từng tập đoàn hoặc doanh nghiệp lớn, giữa sản phẩm chủ lực có tỷ trọng cao với đa dạng ngành nghề, sản phẩm để linh hoạt trước biến động thị trường, đảm bảo phát triển bền vững. Phát triển nhanh các khu, cụm công nghiệp, lựa chọn địa điểm thuận tiện để phát triển làng nghề, đồng thời quan tâm đầu tư giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Bên cạnh các khu công nghiệp tổng hợp, xây dựng các khu công nghiệp tập trung chuyên ngành theo nhóm sản phẩm chủ lực, sản phẩm công nghệ cao. Việc phát triển khu, cụm công nghiệp phải đi đôi với đào tạo nghề, tạo việc làm cho người dân nhường đất nông nghiệp cho phát triển công nghiệp.

4.2.2. Định hướng phát triển cho một số ngành công nghiệp chủ yếu

4.2.2.1. Phát triển ngành công nghiệp luyện kim đến năm 2020

- Phát triển ngành luyện kim trở thành ngành sản xuất chủ lực, đáp ứng tối đa nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp cơ khí tỉnh và cả nước, nhất là các sản phẩm thượng nguồn, đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái.

Ngành luyện kim trong tỉnh đến năm 2020 cần phải đạt được sản lượng cao, có nhiều chủng loại thép và đi từ nguyên liệu quặng, gang lỏng.

Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị SXCN phấn đấu đạt 16,11% giai đoạn 2016 - 2020; 17,34% giai đoạn 2020 - 2030. Phát triển mạnh để trở thành trung tâm luyện thép lớn ở Trung du và miền núi phía Bắc, thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, kêu gọi dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất các loại thép hợp kim, thép đặc chủng, thép tấm để phục vụ các ngành công nghiệp khác phát triển.

4.2.2.2. Phát triển ngành CN điện tử - tin học đến năm 2020

- Đẩy mạnh xúc tiến thu hút đầu tư phát triển ngành điện tử - tin học, công nghiệp sản xuất phần mềm theo hướng ngành sản xuất mũi nhọn. Trước mắt thu hút các dự án sản xuất linh kiện điện tử, chất bán dẫn, điện thoại di động, lắp ráp máy vi tính... Có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư sản xuất các sản phẩm điện tử - tin học phục vụ ngành đóng tầu, cơ khí chính xác và sản xuất máy móc thiết bị... Hướng tới sản xuất các linh kiện, cụm linh kiện xuất khẩu, xây dựng hạ tầng công nghiệp điện tử, phần cứng tin học, gia tăng phát triển phần mềm.

- Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất hàng điện tử dân dụng, linh kiện, phần mềm và dịch vụ. Chú trọng phát triển công nghiệp điện tử viễn thông, điện tử phục vụ tầu thuỷ, phương tiện vận tải khác, thiết bị điện tử và các thiết bị tự động, bán tự động.

4.2.2.3. Phát triển ngành CN sản xuất VLXD đến năm 2020

Tập trung phát triển và khai thác có hiệu quả các nhà máy sản xuất xi măng; đa dạng hoá sản phẩm, hướng vào sản phẩm chất lượng cao, giá trị lớn

phục vụ trong nước và xuất khẩu, giữ vai trò là sản phẩm chủ lực từ 2010 đến trước 2016. Phát triển sản xuất kính xây dựng, sứ vệ sinh, gạch ốp lát, gạch không nung, vật liệu xây dựng từ kim loại, các loại vật liệu mới, vật liệu xây dựng từ nhựa, gỗ từng bước nâng chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.

Trên cơ sở lợi thế về nguồn nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, Thái Nguyên cần phát triển các sản phẩm sau: Sản xuất xi măng theo công nghệ lò quay bằng phương pháp khô; sản xuất và phát triển gạch nung theo công nghệ lò tuynel; tăng mạnh sản lượng sản xuất gạch không nung, gạch xây dựng từ chất thải công nghiệp; tăng khai thác và tận thu đá, sét cho sản xuất xi măng, xây dựng; sản xuất kính nổi, đá ốp lát, gốm sứ vệ sinh; đa dạng tấm lợp kim loại.

4.2.2.6. Phát triển ngành CN dệt may - da giầy đến năm 2020

- Hạn chế và tiến tới chấm dứt phương thức gia công.

- Hiện đại hoá thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu; đầu tư tạo năng lực thiết kế mẫu, nâng cao hàm lượng kỹ thuật trong sản phẩm. Duy trì vai trò là ngành sản xuất chủ lực đến trước năm 2016.

- Tăng dần tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm: Ưu tiên đầu tư công nghiệp phụ trợ, dệt kim, tạo sợi, sản xuất giả da, vải bồi, sản xuất nguyên phụ liệu thay thế nhập khẩu.

- Củng cố và mở rộng thị trường, coi trọng cả thị trường nội địa và xuất khẩu; tập trung đầu tư hình thành và phát triển Trung tâm thiết kế mẫu mốt thời trang của ngành; đào tạo đội ngũ kỹ thuật, nhân viên thiết kế chuyên nghiệp. Củng cố bộ phận kỹ thuật, thiết kế ở từng doanh nghiệp để cải tiến, đa dạng sản phẩm.

- Đổi mới thiết bị công nghệ theo hướng tiên tiến, hiện đại; sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ cho tăng tỷ lệ nội địa hoá, tăng hiệu quả sản xuất; đầu tư phát triển thị trường; xây dựng thương hiệu, nhãn mác sản phẩm.

4.2.2.7. Phát triển ngành công nghiệp chế biến nông - lâm- thủy sản, thực phẩm đến năm 2020

- Tập trung phát triển các ngành công nghiệp chế biến có lợi thế cạnh tranh, trên cơ sở lợi thế về địa lý tạo khả năng thu hút được nguồn nguyên liệu tại chỗ của thành phố và các tỉnh để thực hiện chế biến sâu phục vụ xuất khẩu. Trong đó, ưu tiên phát triển chế biến thực phẩm theo hướng sản phẩm chủ lực.

- Phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản và thực phẩm cần gắn liền với bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm, gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Xây dựng các vùng canh tác nông nghiệp, thuỷ sản với quy mô liên tỉnh, liên vùng để có đủ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.Trên cơ sở dự báo về nguồn nguyên liệu, ngành chế biến nông - lâm - thủy sản & thực phẩm giai đoạn 2010 - 2020 và các năm tiếp sau cần tập trung vào các lĩnh vực chế biến sau: chế biến chè; chế biến và sản xuất đồ gỗ gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu.

4.2.2.8. Phát triển ngành công nghiệp khai thác đến năm 2020

- Phát triển hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản theo hướng tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả tài nguyên khoáng sản.

- Sử dụng công nghệ, thiết bị hiện đại để khai thác và tận thu khoáng sản, nâng cao năng lực chế biến khoáng sản; nghiên cứu phát triển công nghệ khai thác tài nguyên biển; bảo vệ nghiêm ngặt môi trường trong mọi hoạt động khai thác để đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững.

- Phấn đấu nâng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp của ngành khai thác chế biến khoáng sản, tạo tiền đề quan trọng cho các ngành sản xuất khác phát triển.

-Tập trung tối đa các nguồn lực đầu tư các dự án khai thác, chế biến khoáng sản đối với các mỏ lớn bằng công nghệ hiện đại nhằm tạo sự đột phá trong phát triển, nhất là trong lĩnh vực khai thác và chế biến các khoáng sản: đá

vôi, sét, cát, sỏi... đáp ứng nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất xi măng và VLXD trên địa bàn Thành phố.

- Coi trọng các điều kiện phát triển bền vững, cụ thể là: bảo vệ tốt môi trường; quản lý chặt chẽ và có biện pháp tận thu tài nguyên; cải thiện đời sống của công nhân.

4.2.2.9. Phát triển ngành sản xuất và phân phối điện và phân phối nước đến năm 2020

* Về sản xuất và phân phối điện:

- Đảm bảo nâng cao chất lượng điện năng, cấp điện an toàn, tin cậy cho yêu cầu phát triển KT-XH tỉnh, góp phần nâng cao đời sống, dân trí của người dân trên địa bàn; giảm tổn thất điện năng, tăng hiệu quả khai thác lưới điện, tiết kiệm trong tiêu dùng điện.

- Nâng cao chất lượng điện năng và mạng lưới điện; đảm bảo tỷ lệ số hộ có điện dùng đến năm 2020 là 100%, nhân dân được mua điện với giá bằng hoặc thấp hơn giá trần quy định; đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của tỉnh và phát triển công nghiệp.

- Nâng cao độ tin cậy và chất lượng điện áp, có chú trọng ưu tiên đối với các phụ tải tập trung, đòi hỏi cấp điện liên tục theo yêu cầu công nghệ; giảm tổn thất, tăng hiệu quả khai thác lưới điện.

- Mở rộng lưới cấp điện cho khu - cụm công nghiệp, khu đô thị mới và thực hiện điện khí hoá nông thôn.

* Sản xuất và phân phối nước:

- Đảm bảo cung cấp đủ nước sạch theo mức chuẩn cho các đối tượng dùng nước. Thực hiện hỗ trợ nước sinh hoạt cho các hộ dân nghèo nông thôn, vùng xa. Thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực này, đầu tư ở mức độ thích đáng cho hệ thống cấp nước của tỉnh.

- Khai thác có hiệu quả công suất các nhà máy, trạm cấp nước hiện có và tăng cường đầu tư mở rộng, đầu tư mới (cho những nơi chưa có) và đồng bộ

hoá trên toàn mạng; Kết hợp đầu tư tập trung ở thành phố và đầu tư nhỏ ở các huyện theo chương trình cung cấp nước sạch cho dân nông thôn.

- Củng cố và phát triển hoạt động SXKD của Công ty Cấp nước Thái Nguyên chịu trách nhiệm cấp nước sạch cho tỉnh. Mạng truyền dẫn được phát triển và vận hành theo mạch vòng để đảm bảo an toàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp gắn với phát triển kinh tế tỉnh thái nguyên đến năm 2020 (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)