Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và kết quả phát triển
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
- Về kinh tế: Giai đoạn năm 2010 - 2016, tình hình KT-XH ổn định và có bước phát triển mới, có chuyển biến tích cực về phát huy các nguồn lực và lợi thế của tỉnh, tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch CCKT gắn với phát triển kinh tế, đô thị hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.
Kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, liên tục năm sau cao hơn năm trước. Năm 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh đạt 15,20%, vượt mức kế hoạch đề ra, mức tăng trung bình giai đoạn 2010 - 2016 là 17,97%, gấp gần 2 lần mức tăng bình quân chung của cả nước. Tốc độ tăng trưởng GRDP nhóm ngành công nghiệp cao hơn bình quân chung của cả nước, từng bước khẳng định vị trí, vai trò là tỉnh công nghiệp của vùng Trung du miền núi phía Bắc. GRDP bình quân đầu người năm 2016 đạt 65 triệu đồng.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch gắn với phát triển kinh tế và khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Cơ cấu kinh tế ngành đã từng bước chuyển dịch theo hướng làm tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, làm tăng giá trị kinh tế, hiệu quả, chất lượng phát triển kinh tế. Năm 2016, cơ cấu công nghiệp - xây dựng 54,6%, dịch vụ chiếm 32,3%, ngành nông - lâm - thuỷ sản chiếm 13,1%. Một số ngành tỉnh có thế mạnh như: sản xuất sản phẩm điện tử, sản xuất hàng may mặc; khai thác và chế biến khoáng sản... phát triển nhanh, xuất khẩu và thu ngân sách tăng khá, kết cấu hạ tầng KT-XH và đô thị hóa tăng đáng kể. Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị đạt được tiến bộ mới, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH. Tỉnh đã phối hợp, liên kết với Thủ đô Hà Nội và các địa phương khác trong vùng để cùng phát huy tiềm năng, lợi thế vì sự phát triển chung.
Bảng 3.1: Chuyển dịch CCKT Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2016
Cơ cấu kinh tế các ngành 2010 2013 2014 2015 2016
1. Nông, lâm, thuỷ sản 21,3 22,6 19,6 16,4 13,1 2. Công nghiệp - Xây dựng 39,5 35,3 42,7 49,4 54,6
Trong đó: Công nghiệp 31,8 27,3 34,7 40,3 46,0
3. Dịch vụ 39,2 42,1 37,7 34,2 32,3
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Cục Thống kê Thái Nguyên)
- Cơ cấu thành phần kinh tế đang chuyển dịch theo quy luật kinh tế, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế ngoài nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích và tạo điều kiện, có bước phát triển nhanh, vượt lên khó khăn thách thức góp phần cùng cả nước phát triển.
Tuy vậy, ngoài những khó khăn vốn có của nền kinh do điểm xuất phát thấp, lại phát sinh những khó khăn mới. Về khách quan tình hình thế giới diễn biến phức tạp khó lường, kinh tế thế giới và khu vực đan xen những hiện tượng suy thoái, phục hồi, phát triển; thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp. Về chủ quan, những hạn chế, yếu kém chậm được khắc phục; có nhiều khó khăn phức tạp mới phát sinh chậm được nắm bắt và xử lý kịp thời.
Bảng 3.2: Chuyển dịch CCKT theo thành phần kinh tế (giá thực tế) giai đoạn 2010 - 2016 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2014 2016 GRDP Tỷ trọng (%) GRDP Tỷ trọng (%) GRDP Tỷ trọng (%) Tổng sản phẩm (GRDP) 23.774,2 100,0 45.638,3 100,0 66.760,6 100,0 1. KVnhà nước 9.526,0 40,1 12.180,9 26,7 15.608,0 23,4 2. KV ngoài nhà nước 12.821,0 53,9 25.220,8 55,3 30.296,7 45,4 2. Khu vực ktế FDI: 245,8 1,0 6.223,4 13,6 17.706,4 26,5 3. Thuế NK hàng hoá và dịch vụ 1.181,5 5,0 2.013,2 4,4 3.149,5 4,7
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Cục Thống kê Thái Nguyên)
- Về xã hội: Đến 31/12/2016, dân số Thái Nguyên là 1.246.580 người, tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm thời kỳ 2010 - 2016 là 1,02%/năm. Năm
2016 mật độ dân số là 353 người/km2. Cơ cấu dân số theo vùng: thành thị là 34,31% và nông thôn là 65,69%, cơ cấu dân số theo thành phần: nam 49,13%, nữ là 50,87%. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số giảm đáng kể: năm 2011 ở mức 10,70‰ và năm 2016 là 8,22‰.
Về chất lượng nguồn nhân lực, người dân thành phố có trình độ học vấn tương đối cao. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động đang làm việc chưa biết chữ chỉ chiếm 0,7% và tập trung chủ yếu ở các huyện vùng núi cao.
Cùng với sự phát triển KTXH của tỉnh, số lao động có việc làm của tỉnh tăng đều qua các năm. Năm 2016, đạt 752.276 người chiếm gần 98% tổng số lao động xã hội tuổi đủ từ 15 tuổi trở lên, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt gần 55% vào năm 2016. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng lao động trong nhóm ngành kinh tế công nghiệp, dịch vụ và giảm lao động trong nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp...
Bảng 3.3: Nhân lực trong các tổ chức khoa học công nghệ tỉnh (Tính đến 12/2016) Số TT Khối Tổng nhân lực KH&CN Giới tính Trình độ Học hàm Nam Nữ Tiến sĩ, TSKH ThS ĐH CĐ GS PGS Tổng cộng: 4.493 1.938 2.555 1.077 1.679 1.054 122 51 462 Tỷ lệ phần trăm: 100 43,1 56,9 24,0 37,4 23,5 2,7 1,1 11,3 1 Trường ĐH 2.569 1.087 1.482 780 1.037 315 15 45 377 2 Trường CĐ 1.785 782 1.003 295 589 657 105 6 85 3 Các Tổ chức KH&CN do TW quản lý 34 21 13 0 10 24 0 0 0 4 Các Tổ chức KH&CN do ĐP quản lý 105 48 57 2 43 58 2 0 0
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Cục Thống kê Thái Nguyên)
làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị sự nghiệp.Về nhân lực khoa học và công nghệ theo nghĩa rộng là đội ngũ nhân lực có trình độ từ đại học, cao đẳng trở lên, theo số liệu thống kê, có khoảng trên 4 vạn người, chiếm 4,8% so với cả nước, độ tuổi bình quân 41 - 45 tuổi, độ tuổi từ 35 - 50 chiếm trên 50%. Đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ trực tiếp tham gia vào hoạt động nghiên cứu phát triển hoặc trực tiếp hỗ trợ hoạt động nghiên cứu phát triển, khoảng 4,5 nghìn người, làm việc trong các tổ chức khoa học công nghệ (các Trường đại học, cao đẳng; các viện nghiên cứu, các tổ chức nghiên cứu và phát triển, các tổ chức dịch vụ khoa học công nghệ), các đơn vị sự nghiệp thuộc các ngành kinh tế - kỹ thuật, giáo dục đào tạo, y tế, các doanh nghiệp.
Về nhân lực lao động kỹ thuật: Năm 2016 có khoảng 600 nghìn người, trong đó lao động qua đào tạo ở các cấp trình độ có gần 376.000 người, chiếm tỷ lệ trên 62,6%; Công nhân kỹ thuật có 210.000 người, tỷ lệ gần 35%; trung cấp chuyên nghiệp có 14.000 người, tỷ lệ 2,3%. Nhìn chung lực lượng lao động trẻ, trình độ văn hóa khá cao. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng ở nhóm ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, giảm dần ở ngành nông - lâm - ngư nghiệp. Với đội ngũ lao động dồi dào (63,5% dân số), trình độ văn hóa, nghề nghiệp được đào tạo như trên, trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, dịch vụ, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp góp phần làm ra của cải vật chất đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội.
Bảng 3.4: Nhân lực công nhân kỹ thuật
Đơn vị tính: Người
2011 2012 2013 2014 2015 2016
1. Nhân lực có chuyên môn kỹ
thuật nói chung 224.833 274.898 313.682 347.493 400.520 495.200 2. CN kỹ thuật 131.450 176.606 197.269 229.832 276.881 318.056 2.1. CN Kỹ thuật nhưng không có
bằng 69.600 93.600 102.600 119.500 141.200 159.030 2.2. Sơ cấp/chứng chỉ nghề 22.400 30.000 33.540 36.775 47.070 57.252 2.3. Công nhân kỹ thuật có bằng 39.450 53.006 61.129 73.557 88.611 101.774 3. Cơ cấu LĐ được ĐT nghề (%) 100 100 100 100 100 100 3.1. Đào tạo nghề nhưng không có
bằng 53 53 52 52 51 50
3.2. Sơ cấp/có chứng chỉ nghề 17 17 17 16 17 18 3.3. Công nhân kỹ thuật có bằng 30 30 31 32 32 32
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Sở Công thương Thái Nguyên)
Hiện nay, ở Thái Nguyên có 02 viện nghiên cứu, 08 trường Đại học, 15 trường Cao đẳng, có 32 cơ sở đào tạo nghề hệ trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật và dạy nghề. Hầu hết các cơ sở đào tạo được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, cơ sở vật chất được tăng cường, loại hình đào tạo khá đa dạng, gắn đào tạo lý thuyết với thực hành, đào tạo theo địa chỉ và nhu cầu của xã hội; đã đổi mới phương thức đào tạo, chất lượng đào tạo có tiến bộ. Do vậy, chất lượng nguồn lao động của Thái Nguyên cao hơn so với các tỉnh vùng Trung du miền núi; đứng sau Hà Nội về số lượng công nhân kỹ thuật, kỹ sư và các nhà doanh nghiệp, đây là lợi thế để phát triển công nghiệp và phát triển KT-XH.Truyền thống văn hoá của người dân tỉnh Thái Nguyên với trên 100 năm phát triển công nghiệp; nhanh nhậy với cái mới...là yếu tố rất thuận lợi để thực hiện quá trình phát triển kinh tế của tỉnh.
Tuy nhiên, giữa giáo dục đào tạo với đào tạo nghề và giải quyết việc làm chưa chặt chẽ, dẫn đến sử dụng nguồn nhân lực chưa hiệu quả. Các cơ sở nghiên
cứu khoa học, đào tạo và đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật còn chưa được phát huy có hiệu quả, cần có cơ chế chính sách sử dụng hợp lý để phát huy lực lượng này góp phần tích cực xây dựng tỉnh.
Về điều kiện cơ sở hạ tầng như hệ thống điện, nước, bưu chính viễn thông, giao thông (kể cả đường bộ, đường sắt và đường thuỷ) phát triển khá hoàn thiện và thuận lợi:
Giao thông vận tải: - Đường bộ:
Tổng chiều dài Đường bộ của Tỉnh năm 2010 là 2.753 km, đến năm 2016 tăng lên là 4.790 km. Trong đó: đường quốc lộ năm 2010 là 183 km, đến năm 2016 là 166,2 km; đường tỉnh lộ năm 2010 105,5 km đến năm 2016 là 310 km; đường huyện lộ năm 2010 là 659 km, năm 2016 là 812 km; đường liên xã năm 2010 là 1.764 km, năm 2016 là 3.501 km. Các Đường tỉnh lộ, quốc lộ đều được dải nhựa.
Hệ thống Đường quốc lộ và tỉnh lộ phân bố khá hợp lý trên địa bàn tỉnh, phần lớn các Đường đều xuất phát từ trục dọc quốc lộ 3 đi trung tâm các huyện lỵ, thị xã, các khu kinh tế, vùng mỏ, khu du lịch và thông với các tỉnh lân cận. Đường quốc lộ 3 từ Hà Nội lên Bắc Kạn, Cao Bằng cắt dọc toàn bộ tỉnh Thái Nguyên, chạy qua Thành phố Thái Nguyên, nối Thái Nguyên với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Sông Hồng. Các quốc lộ 37, 18, 259 cùng với hệ thống Đường tỉnh lộ, huyện lộ là mạch máu quan trọng nối Thái Nguyên với các tỉnh xung quanh. Ngoài ra, đến nay tỉnh Thái Nguyên đã hoàn thành xong 2 tuyến đường cao tốc là: cao tốc Thái Nguyên - Hà Nội và cao tốc Thái Nguyên - Chợ Mới, Bắc Kạn, đã rút ngắn thời gian đi lại giữa các tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế.
- Đường sắt:
Tuyến Đường sắt Hà Nội - Quán Triều chạy qua tỉnh nối Thái Nguyên với Hà Nội.
Tuyến Đường sắt Quán Triều - Núi Hồng rất thuận tiện cho việc vận chuyển khoáng sản (vận chuyển than).
Tuyến Đường sắt Lưu Xá - Khúc Rồng nối với tuyến Đường sắt Hà Nội - Quán Triều, tuyến Đường sắt này cũng nối tỉnh Thái Nguyên với tỉnh Bắc Ninh (đến Ga kép) và ra tỉnh Quảng Ninh.
Hệ thống Đường sắt của tỉnh Thái Nguyên đảm bảo phục vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa với các tỉnh trong cả nước.
- Đường thuỷ:
Thái Nguyên có 2 tuyến Đường sông chính là: Đa Phúc - Hải Phòng dài 161 km. Đa Phúc - Hòn Gai dài 211 km.
Trong tương lai sẽ tiến hành nâng cấp và mở rộng mặt bằng cảng Đa Phúc, cơ giới hóa việc bốc dỡ, đảm bảo công suất bốc xếp được 1.000 tấn hàng hóa/ngày đêm. Ngoài ra, Thái Nguyên có 2 con sông chính là Sông Cầu và sông Công, cần nâng cấp để vận chuyển hàng hóa.
Tóm lại, Thái Nguyên có rất nhiều điều kiện thuận lợi và là vùng đất giàu tiềm năng, lợi thế phát triển KT-XH, là nơi hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi để xây dựng thành trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ mang tầm cỡ quốc gia, địa chỉ tin cậy và hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.