5. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành trong chỉ đạo chuyển dịch cơ
kinh tế công nghiệp
Bộ máy quản lý ngành công nghiệp ở nước ta
Chức năng:
Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực: cơ khí, luyện kim, điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, dầu khí, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác, thương mại và thị trường trong nước; xuất nhập khẩu, thương mại biên giới, phát triển thị trường ngoài nước, quản lý thị trường, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, dịch vụ thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế, quản lý cạnh tranh, áp dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Sở Công Thương: là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh,
BỘ CÔNG THƯƠNG SỞ CÔNG THƯƠNG PHÒNG CÔNG THƯƠNG CẤPHUYỆN BQL CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công thương, bao gồm: cơ khí; luyện kim; điện; năng lượng mới; năng lượng tái tạo; dầu khí; hóa chất; vật liệu nổ công nghiệp; công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản; công nghiệp tiêu dùng; công nghiệp thực phẩm; công nghiệp chế biến khác; lưu thông hàng hóa trên địa bàn tỉnh; xuất khẩu; nhập khẩu; thương mại biên giới; quản lý thị trường; quản lý cạnh tranh; xúc tiến thương mại; kiểm soát độc quyền; chống bán phá giá; chống trợ cấp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại; hội nhập kinh tế; quản lý cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn; các hoạt động khuyến công; các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở. Sở Công Thương chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban Nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Công Thương.
Phòng Công Thương: thuộc Uỷ ban nhân dân huyện hoặc Phòng Kinh tế thuộc Uỷ ban nhân dân quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp huyện) là cơ quan chuyên môn có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về công thương ở địa phương (đối với những lĩnh vực khác thuộc Phòng Công Thương hoặc Phòng Kinh tế do Bộ quản lý ngành tương ứng hướng dẫn). Phòng Công Thương hoặc Phòng Kinh tế (sau đây gọi chung là Phòng) có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự quản lý trực tiếp của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra và hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Công Thương
- Các cơ chế chính sách đã từng bước được Nhà nước bổ sung, hoàn thiện, cơ chế ưu đãi của tỉnh cũng như các sở, ban ngành tỉnh Thái Nguyên đối với đầu tư, cải cách thủ tục trong xúc tiến đầu tư trên địa bàn đã đạt được kết quả bước đầu, tạo sự hấp dẫn thu hút đầu tư vào Thái Nguyên. Nhận thức về yêu cầu chuyển dịch CCKT công nghiệp nói riêng và yêu cầu chuyển dịch CCKT nói chung của các cấp, các ngành được nâng lên, đã có sự phối hợp chỉ
đạo, tạo sự chuyển biến tích cực trong phát triển công nghiệp, góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, tạo tiền đề cho phát triển công nghiệp giai đoạn 2010 - 2016 và giai đoạn tiếp theo.
Tuy nhiên, giá cả của thị trường thế giới về vật tư, nguyên liệu tăng cao làm tăng chi phí đầu vào của sản xuất, trong khi đó đầu ra không tăng tương ứng, gây khó khăn cho SXKD. Ngoài ra, tình hình chính trị thế giới có nhiều biến động đã ảnh hưởng đến xuất khẩu các mặt hàng vào các thị trường truyền thống của tỉnh.
- Sự chỉ đạo phát triển sản xuất công nghiệp của tỉnh, các ngành, các cấp chưa tương xứng với yêu cầu phát triển của ngành công nghiệp; đầu tư đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức; tỉnh chưa có chính sách cụ thể khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Sự phối hợp của các cấp, các ngành trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng chưa hợp lý, còn nhiều bất cập, khó khăn, phiền hà đã ảnh hưởng tiến độ thực hiện các dự án, có lúc làm nản lòng các nhà đầu tư.
- Chưa có những cơ chế chính sách riêng cho đầu tư sản xuất vật tư, nguyên phụ liệu đầu vào cho sản xuất để tăng nhanh tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm.
- Việc phối hợp xây dựng và thực hiện lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế mới được triển khai ở cấp tỉnh, các doanh nghiệp chưa chủ động xây dựng lộ trình hội nhập nên việc hội nhập kinh tế quốc tế sẽ gặp rất nhiều khó khăn.