Những mặt còn hạn chế trong quá trình chuyển dịch CCKT ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp gắn với phát triển kinh tế tỉnh thái nguyên đến năm 2020 (Trang 82 - 84)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.2. Những mặt còn hạn chế trong quá trình chuyển dịch CCKT ngành

công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên và nguyên nhân

3.4.2.1. Những mặt còn hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, SXCN và cơ cấu công nghiệp của tỉnh còn không ít hạn chế: phát triển chưa bền vững; khoảng cách giữa tăng

trưởng giá trị SXCN và tăng trưởng GRDP có xu hướng tăng lên; CCKT ngành và sản phẩm thiếu đa dạng, còn nhiều bất cập.

- Hiệu quả và sức cạnh tranh của SXCN tuy đã được tăng cường, song chưa đáp ứng yêu cầu. Tốc độ tăng trưởng có xu hướng chậm lại, phát triển chưa thật sự bền vững, đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ chậm, yếu tố công nghệ tiên tiến chưa giữ vai trò chủ đạo; thực hiện lộ trình hội nhập kinh tế chậm.

- Tỷ lệ gia công và mức độ phụ thuộc về nguyên liệu và thị trường còn lớn; tỷ lệ nội địa hóa thấp, giá trị gia tăng thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao, chi phí trung gian còn lớn. Các ngành, sản phẩm được xác định phát triển theo hướng chủ lực, có lợi thế, tuy có tăng trưởng nhưng chưa có sức lan toả, vì vậy cần được đánh giá để lựa chọn lại trong quá trình chuyển dịch CCKT.

- Thu hút đầu tư mới chỉ tập trung vào mục tiêu tăng trưởng, chưa quan tâm đúng mức cho phát triển những ngành nghề có hàm lượng kỹ thuật công nghệ cao. Sự phát triển còn tiềm ẩn nhiều yếu tố gây ô nhiễm môi trường.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển các khu, cụm công nghiệp còn chậm, hạn chế đầu tư phát triển cho sản xuất công nghiệp tỉnh. Các dịch vụ liên quan trực tiếp phục vụ cho phát triển công nghiệp còn hạn chế.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo các ngành yêu cầu kỹ thuật cao còn thấp, cơ cấu đào tạo chủ yếu vẫn là những ngành nghề kỹ thuật trung bình và thấp, thiếu lao động được đào tạo cho những ngành đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, chưa có sự phối hợp giữa người sử dụng lao động với đơn vị đào tạo.

- Sự phối hợp, liên kết phát triển công nghiệp giữa Thái Nguyên với vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ nhìn chung mới được hình thành, chưa tận dụng được tiềm năng lợi thế của vùng để phát triển chung.

3.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Các cơ chế chính sách của nhà nước, cơ chế ưu đãi của tỉnh về đầu tư chưa được bổ sung, hoàn thiện kịp thời; thủ tục hành chính trong xúc tiến đầu tư trên địa bàn chưa thật sự thông thoáng. thuận tiện để hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư. tình hình giá cả của thị trường thế giới về vật tư, nguyên liệu tăng cao làm tăng chi phí sản xuất, gây khó khăn cho SXKD của các doanh nghiệp; đồng thời tình hình chính trị thế giới có nhiều biến động đã ảnh hưởng đến xuất khẩu vào các thị trường truyền thống của tỉnh.

Nguyên nhân chủ quan:

- Sự quan tâm chỉ đạo phát triển sản xuất, chuyển dịch CCKT công nghiệp từ tỉnh đến các ngành, các cấp chưa tương xứng với yêu cầu phát triển của ngành công nghiệp.

- Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như việc cung cấp các dịch vụ điện, nước đến chân hàng rào các dự án đầu tư triển khai còn chậm; đầu tư đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp còn hạn chế; chưa có chính sách cụ thể khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Cải cách hành chính và sự phối hợp của các cấp, các ngành trong lĩnh vực đầu tư như: thẩm định đầu tư, giao đất, cho thuê đất, việc đền bù, giải phóng mặt bằng chưa đáp ứng được yêu cầu đã ảnh hưởng tiến độ thực hiện các dự án, chưa thật sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

- Chưa có những cơ chế chính sách riêng cho đầu tư sản xuất vật tư, nguyên phụ liệu để tăng nhanh tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm cũng như phục vụ cho những dự án sản xuất các sản phẩm đòi hỏi công nghệ kỹ thuật cao.

- Cơ cấu nội bộ ngành chưa hợp lý dẫn đến hiệu quả thấp, khả năng cạnh tranh yếu, chi phí trung gian lớn, bị động với bên ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp gắn với phát triển kinh tế tỉnh thái nguyên đến năm 2020 (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)