Giải pháp về nghiệp vụ chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp gắn với phát triển kinh tế tỉnh thái nguyên đến năm 2020 (Trang 102)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.3. Giải pháp về nghiệp vụ chuyên môn

Để thực sự là trung tâm của cả vùng và cả nước, Thái Nguyên cần quyết liệt và quyết tâm thực hiện một số giải pháp sau đây:

Các đơn vị đào tạo trên địa bàn cần nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, đổi mới tư duy để thu hút các nhà đầu tư, nhân tài nhằm liên kết, liên doanh đào tạo và xây dựng mới cơ sở đào tạo, phương pháp, chương trình,... đảm bảo đạt chất lượng cao; khai thác thị trường giáo dục đào tạo đầy tiềm năng này để cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực có chất lượng, trình độ cao và sức cạnh tranh cao.

Khuyến khích sự hợp tác giữa các doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo trên địa bàn để có được nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn về nguồn lao động tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh; trong đó đặc biệt các các doanh nghiệp tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn, các nhà máy của Tập đoàn Samsung tại Thái Nguyên; từng bước chuyển từ lao động thủ công lạc hậu sang sử dụng lao động với công nghệ (phương tiện, phương pháp) tiên tiến, hiện đại, có hàm lượng trí tuệ cao và gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực có sức sáng tạo với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ. Thực hiện nhiều giải pháp để xây dựng Khu công nghệ thông tin tập trung Yên Bình để nghiên cứu - phát triển sản phẩm công nghệ thông tin, phục vụ cho việc đào tạo, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Ưu tiên đổi mới công nghệ và công nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại để tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh; phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường để đảm bảo phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp gắn với phát triển kinh tế tỉnh thái nguyên đến năm 2020 (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)