Mục tiêu chuyển dịch CCKTcông nghiệp gắn với phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp gắn với phát triển kinh tế tỉnh thái nguyên đến năm 2020 (Trang 90 - 94)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Mục tiêu chuyển dịch CCKTcông nghiệp gắn với phát triển kinh tế

tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

4.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 hướng đến năm 2030

4.1.1.1. Mục tiêu tổng quát

Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII đã đề ra mục tiêu tổng quát: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của

toàn Đảng bộ; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ, đoàn kết, sáng tạo; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; phát triển kinh tế nhanh và bền vững, xây dựng Thái Nguyên sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, trung tâm vùng trung du và miền núi phía Bắc về phát triển công nghiệp, dịch vụ, y tế và giáo dục - đào tạo”.

Và mục tiêu cụ thể là: “Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Rà soát, xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư phát triển công nghiệp. Quan tâm phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề ở nông thôn. Xây dựng và thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Phát triển các loại hình dịch vụ theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tiện ích. Rà soát, xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ. Chú trọng phát triển ngành du lịch, nhất là du lịch sinh thái và du lịch văn hoá lịch sử”.

Do vậy phải đẩy mạnh chuyển dịch CCKT công nghiệp, phát triển công nghiệp Thái Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu thực hiện mục tiêu của Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII.

4.1.1.2 Một số mục tiêu cụ thể về phát triển và chuyển dịch CCKT đến năm 2020

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân 10%/năm.

- Cơ cấu kinh tế đến năm 2020: Công nghiệp và xây dựng 53%, Dịch vụ 36% và Nông - lâm - thủy sản 11%.

- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15%/năm.

- Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân 4%/năm. - Giá trị xuất khẩu trên địa bàn tăng bình quân 9%/năm; trong đó, xuất khẩu địa phương tăng 20%/năm trở lên.

- Thu ngân sách nhà nước trong cân đối (Không bao gồm thu cấp quyền sử dụng đất) tăng bình quân 16%/năm.

- Đến năm 2020, GRDP bình quân đầu người đạt 86 triệu đồng.

- Hằng năm tạo việc làm tăng thêm cho 15.000 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2020 đạt 70%.

4.1.1.3 Định hướng phát triển đến năm 2030 a) Về kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2021 - 2030 khoảng 10 - 10,5%/năm; GDP bình quân đầu người năm 2025 khoảng 150 triệu đồng, năm 2030 khoảng 265 triệu đồng (theo giá thực tế). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, khu vực công nghiệp, dịch vụ chiếm khoảng 90% vào năm 2030.

b) Về văn hóa, xã hội:

- Phấn đấu Thái Nguyên thực sự là trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao với đại học Thái Nguyên là trung tâm và một số cơ sở nghiên cứu và triển khai trực thuộc tạo môi trường gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp; 100% trường mầm non và phổ thông các cấp đạt chuẩn quốc gia; hệ thống cơ sở y tế hiện đại, người dân được tiếp cận dịch vụ y tế bình đẳng và thuận lợi; không gian văn hóa đặc trưng, hội tụ đầy đủ bản sắc văn hóa đặc trưng của Vùng.

c) Về kết cấu hạ tầng và không gian đô thị.

- Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại trên tất cả lĩnh vực giao thông, điện, cấp, thoát nước... đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; phát triển hệ thống đô thị hợp lý, bảo đảm không gian xanh, trong đó đô thị hạt nhân là thành phố Thái Nguyên, các đô thị vệ tinh là thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên, thị xã Núi Cốc... Từng bước gắn kết các khu, cụm công nghiệp để tạo thành các cụm liên kết ngành như: cụm công nghiệp cơ khí chế tạo, khoa học, đào tạo, dịch vụ Thái Nguyên - Núi Cốc; cụm công nghiệp điện tử - công nghệ cao - công nghiệp phụ trợ Yên Bình - Phổ Yên.

4.1.2. Mục tiêu phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2030

Tỉnh Thái Nguyên tập trung phát triển theo chiều sâu, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng tăng nhanh các nhóm ngành, sản phẩm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao có giá trị gia tăng lớn; sản xuất hàng xuất khẩu; gia tăng tỷ trọng công nghiệp ngoài quốc doanh, đặc biệt là đầu tư nước ngoài trong các ngành công nghiệp chủ lực. Phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung, gắn với phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hệ thống đô thị; phân bố hợp lý các loại hình sản xuất, quy mô theo địa bàn và trong các khu, cụm công nghiệp, cụm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề; từng bước hiện đại hóa ngành công Mục tiêu cụ thể của ngành công nghiệp Thái Nguyên:

+ GRDP công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) đến năm 2020 đạt 35.500 tỷ đồng, đến năm 2025 đạt trên 71.000 tỷ đồng, đến năm 2030 đạt trên 137.000 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 16%; giai đoạn 2021 - 2025 đạt trên 15%, giai đoạn 2026 - 2030 đạt trên 14%. + Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) đến năm 2020 đạt 740.000 tỷ đồng, đến năm 2025 đạt trên 1.250.000 tỷ đồng, đến năm 2030 đạt trên 1.995.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020

đạt 15%; giai đoạn 2021 - 2025 đạt trên 11%; giai đoạn 2026 - 2030 đạt trên 10%.

Định hướng phát triển các nhóm ngành công nghiệp:

Đối với công nghiệp chế tạo máy, công nghệ thông tin và điện tử, gia công kim loại và cơ khí lắp ráp

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) đến năm 2020 đạt 687.590 tỷ đồng, đến năm 2025 đạt trên 1.162.598 tỷ đồng, đến năm 2030 đạt trên 1.832.890 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 15,5%; giai đoạn 2021 - 2025 đạt trên 11%; giai đoạn 2026 - 2030 đạt trên 10%.

Công nghiệp nhẹ, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng:

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) đến năm 2020 đạt 10.100 tỷ đồng, đến năm 2025 đạt trên 25.302 tỷ đồng, đến năm 2030 đạt trên 62.800 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 15%; giai đoạn 2021 - 2025 đạt 20%; giai đoạn 2026 - 2030 đạt trên 20%.

Công nghiệp hoá chất:

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) đến năm 2020 đạt 3.370 tỷ đồng, đến năm 2025 đạt trên 8.450 tỷ đồng, đến năm 2030 đạt trên 21.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đến năm 2030 đạt 20%.

Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng:

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) đến năm 2020 đạt 6.400 tỷ đồng, đến năm 2025 đạt trên 10.300 tỷ đồng, đến năm 2030 đạt trên 18.200 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 9%; giai đoạn 2021 - 2025 đạt trên 10%; giai đoạn 2026 - 2030 đạt trên 12%.

Công nghiệp sản xuất kim loại:

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) đến năm 2020 đạt 28.000 tỷ đồng, đến năm 2025 đạt trên 35.800 tỷ đồng, đến năm 2030 đạt trên

46.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 9,9%; giai đoạn 2021 - 2025 đạt trên 5%; giai đoạn 2026 - 2030 đạt trên 5%.

Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản:

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) đến năm 2020 đạt 1.280 tỷ đồng, đến năm 2025 đạt trên 1.410 tỷ đồng, đến năm 2030 đạt trên 1.560 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 5,1%; giai đoạn 2021 - 2025 đạt trên 2%; giai đoạn 2026 - 2030 đạt trên 2%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp gắn với phát triển kinh tế tỉnh thái nguyên đến năm 2020 (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)