Giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh chuyển dịch CCKTcông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp gắn với phát triển kinh tế tỉnh thái nguyên đến năm 2020 (Trang 99 - 102)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh chuyển dịch CCKTcông nghiệp

gắn với phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trên cơ sở quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp, thời gian tới tỉnh cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ yếu sau:

4.3.1. Giải pháp về quy hoạch

Những năm qua, tỉnh đã tổ chức thực hiện các quy hoạch và định hướng phát triển KT-XH trên địa bàn đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển năng động, làm chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành công nghiệp ngày càng tăng nhanh. Tuy nhiên, quá trình phát triển ngành công nghiệp cũng đã phát sinh nhiều vấn đề như: tỉnh đang mất dần lợi thế đối với công nghiệp, năng lực cạnh tranh còn thấp, nền kỹ thuật công nghệ cao, công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh... đều chưa theo kịp với yêu cầu phát triển, nền kinh tế tỉnh có chiều hướng phát triển chững lại trong những năm gần đây.

Trước bối cảnh đó, đòi hỏi tỉnh phải rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện lại quy hoạch phát triển kinh tế và các quy hoạch phát triển ngành công nghiệp nhằm góp phần định hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh trong đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030, tập trung:

- Phối hợp chặt chẽ, tranh thủ sự giúp đỡ của các Bộ, ngành Trung ương tiến hành rà soát lại và bổ sung quy hoạch tổng thể về phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và có tính đến năm 2030. Trên cơ sở này định

hướng cho việc xây dựng quy hoạch chi tiết các ngành công nghiệp chủ lực trên địa bàn. Quy hoạch chi tiết phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm là công nghiệp cơ khí chế tạo máy; công nghiệp luyện kim; công nghiệp hóa chất; công nghiệp điện tử; công nghiệp thông tin và phần mềm; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp dệt may; công nghiệp điện tử; công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản; công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước. Phải gắn quy hoạch ngành công nghiệp tỉnh với quy hoạch chung của vùng kinh tế trọng điểm trung du miền núi phía Bắc và của cả nước, trên cơ sở phân công, hợp tác một cách thống nhất và đồng bộ.

Đồng thời xây dựng quy hoạch theo hướng mở ra ngoài địa giới hành chính của tỉnh, việc phát triển kinh tế không có sự giới hạn về địa giới hành chính mà cần được mở rộng ra ngoài các địa phương trong và ngoài nước. Đó là không gian mở cho sự phát triển kinh tế vùng, có như vậy mới khai thác được lợi thế chung của toàn vùng và từng địa phương, tránh gây lãng phí về nguồn lực và vốn đầu tư.

Tiến hành rà soát và điều chỉnh quy hoạch các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn, tiến hành xây dựng quy hoạch các khu công nghiệp tập trung, các khu chế xuất và khu kinh tế mở ở tỉnh, đảm bảo những điều kiện kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào về điện, nước, giao thông, bưu chính - viễn thông...

Khẩn trương tiến hành quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của tỉnh phù hợp với phát triển kinh tế, xây dựng hoàn thiện mạng lưới giao thông vận tải đường bộ, đường sắt; hệ thống thông tin liên lạc viễn thông; kho bãi và hệ thống cung cấp điện, nước, thoát nước và quy hoạch phát triển đô thị theo hướng hiện đại và thể hiện rõ tính chất đặc trưng của tỉnh Thái Nguyên. Chú ý hơn nữa quy hoạch mạng lưới y tế, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, tăng cường quản lý kiểm soát sự gia tăng dân số và quy hoạch lại các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề trên địa bàn nhằm đáp ứng cho yêu cầu phát triển và đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh và vùng kinh tế.

4.3.2. Giải pháp về chính sách

- Hiện nay, việc quản lý nhà nước đối với ngành công nghiệp Trung ương và khu vực đầu tư nước ngoài đóng trên địa bàn tỉnh còn bị chia cắt do đó cần phải xây dựng một qui chế phối hợp quản lý thống nhất về mặt nhà nước giữa Bộ với tỉnh. Từng bước tiến tới xóa bỏ chế độ chủ quản đối với doanh nghiệp nhà nước trong sản xuất công nghiệp.

- Tăng cường cải tiến năng lực quản lý nhà nước về sản xuất công nghiệp của cơ quan công quyền, thực hiện sự minh bạch và đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong việc cấp phép thành lập doanh nghiệp, cho thuê đất... áp dụng rộng rãi việc cấp phép trên mạng Intemet, xây dựng chế độ trách nhiệm và sự công tâm của đội ngũ công chức, kiên quyết xử lý đối với cán bộ nhân viên cố tình gây khó khăn, nhũng nhiễu cho các doanh nghiệp.

- Về chính sách tài chính, tín dụng:

Đối với thuế: tỉnh cần có chính sách giữ vững thuế suất ổn định trong một thời gian dài từ 3 - 5 năm, để các doanh nghiệp có thể tính toán kế hoạch đầu tư sản xuất. Kiến nghị Chính phủ sửa đổi một cách hợp lý chính sách thuế và cách tính thuế thu nhập hiện đang gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

- Về khuyến khích xuất khẩu: tỉnh cần tập trung hỗ trợ toàn diện các mặt để phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực, có lợi thế cạnh tranh và chọn lựa đưa vào chương trình phát triển bền vững, hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng để đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực thiết kế sản phẩm mới, tăng cường xúc tiến quảng cáo sản phẩm tại các cuộc triển lãm, hội chợ, trên báo chí và website; xây dựng các sản phẩm có chất lượng cao, mang thương hiệu thành phố. Tiến hành thành lập công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu để bảo hiểm những trường hợp xuất khẩu bán chịu, trả chậm, ở những thị trường có tiềm năng lớn, nhưng có độ rủi ro cao.

4.3.3. Giải pháp về nghiệp vụ chuyên môn

Để thực sự là trung tâm của cả vùng và cả nước, Thái Nguyên cần quyết liệt và quyết tâm thực hiện một số giải pháp sau đây:

Các đơn vị đào tạo trên địa bàn cần nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, đổi mới tư duy để thu hút các nhà đầu tư, nhân tài nhằm liên kết, liên doanh đào tạo và xây dựng mới cơ sở đào tạo, phương pháp, chương trình,... đảm bảo đạt chất lượng cao; khai thác thị trường giáo dục đào tạo đầy tiềm năng này để cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực có chất lượng, trình độ cao và sức cạnh tranh cao.

Khuyến khích sự hợp tác giữa các doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo trên địa bàn để có được nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn về nguồn lao động tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh; trong đó đặc biệt các các doanh nghiệp tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn, các nhà máy của Tập đoàn Samsung tại Thái Nguyên; từng bước chuyển từ lao động thủ công lạc hậu sang sử dụng lao động với công nghệ (phương tiện, phương pháp) tiên tiến, hiện đại, có hàm lượng trí tuệ cao và gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực có sức sáng tạo với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ. Thực hiện nhiều giải pháp để xây dựng Khu công nghệ thông tin tập trung Yên Bình để nghiên cứu - phát triển sản phẩm công nghệ thông tin, phục vụ cho việc đào tạo, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Ưu tiên đổi mới công nghệ và công nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại để tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh; phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường để đảm bảo phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp gắn với phát triển kinh tế tỉnh thái nguyên đến năm 2020 (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)