Những vấn đề bức xúc đang đặt ra đối với chuyển dịch CCKTcông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp gắn với phát triển kinh tế tỉnh thái nguyên đến năm 2020 (Trang 84 - 90)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.3. Những vấn đề bức xúc đang đặt ra đối với chuyển dịch CCKTcông

nghiệp ở Thái Nguyên

Trên thực tế vấn đề chuyển dịch CCKT công nghiệp trên địa bàn tỉnh đang đặt ra những vấn đề cần tập trung giải quyết.

Một là, Sự bất tương xứng giữa chất lượng và tốc độ chuyển dịch CCKT

công nghiệp so với tiềm năng và vị trí của một số tỉnh khu vực phía Bắc

Chất lượng và tốc độ chuyển dịch CCKT công nghiệp chưa phát huy hết tiềm năng và vị trí của tỉnh, sức cạnh tranh chưa cao, chưa có khả năng tích luỹ lớn, Cơ cấu kinh tế công nghiệp còn kém hiệu quả, thiếu bền vững, chuyển dịch CCKT công nghiệp còn chậm, thiếu vững chắc.

Cơ cấu kinh tế công nghiệp chưa phát huy thực sự lợi thế so sánh của tỉnh, chưa tạo được nhiều việc làm và là nguyên nhân chính của tình trạng nền kinh tế hoạt động dưới tiềm năng, trình độ phân công lao động chưa cao.

Nguồn nhân lực của thành phố dồi dào nhưng vẫn còn khoảng 6% lao động bị thấp nghiệp ở thành thị, ở nông thôn tỷ lệ sử dụng lao động còn thấp. Khai thác, sử dụng tổng hợp nguồn tài nguyên còn lãng phí do công nghệ thấp, công nghệ chế biến chưa sâu. Nhìn chung công nghệ chưa cao, dẫn đến nguy cơ làm giảm khả năng cạnh tranh dài hạn của nền kinh tế. Sản xuất nguyên vật liệu, đặc biệt là vật liệu mới tạo tiền đề để phát triển các ngành công nghiệp khác chưa phát triển. Cơ cấu kinh tế công nghiệp chưa có lực để tăng tốc và bảo đảm vững chắc cho tăng trưởng trong thời gian lâu dài. Các ngành công nghiệp cơ bản và công nghiệp bổ trợ, sản xuất vật liệu chưa phát triển mạnh. Tỷ lệ nội địa trong sản phẩm còn thấp chỉ khoảng 20 - 25 %.

Điểm hạn chế rõ nhất trong chuyển dịch CCKT công nghiệp là hiệu quả chưa cao, còn có khoảng cách lớn giữa tốc dộ tăng GRDP với tốc độ tăng giá trị SXCN, phát triển công nghiệp còn thiếu tính vững chắc, chưa làm chủ được thị trường tiêu thụ; sản phẩm công nghiệp công nghệ cao chiếm tỷ trọng nhỏ. Trong nội bộ của từng ngành, từng sản phẩm còn có những mất cân đối, đặc biệt là khâu nguyên liệu. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu đều sản xuất theo phương thức hợp tác gia công với các đối tác nước ngoài. Bản thân ngành công nghiệp chưa tạo được cơ sở nguyên liệu cho phát triển ngành như phụ kiện cho phát triển ngành điện tử, dệt may, sắt thép...

Cơ sở vật chất, công nghệ tuy đã được đổi mới nhanh, nhưng chưa tạo ra đầy đủ điều kiện đảm cho việc duy trì tốc độ phát triển nhanh, mạnh, bền vững. Trong SXCN các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có trang thiết bị công nghệ ở mức trung bình, khá, còn lại nhìn chung công nghệ còn lạc hậu. Năng xuất công nghiệp còn thấp. chi phí sản xuất công nghiệp còn lớn, chiếm khoảng 60 % giá trị sản xuất ngành nên gía thành sản phẩm nhìn chung còn ở mức cao; chất lượng sản phẩm ở mức trung bình.

Hai là, Sự bất cập giữa yêu cầu nâng cao chất lượng và tốc độ chuyển

dịch CCKT công nghiệp với sự hạn hẹp về vốn các loại trong và ngoài tỉnh hiện nay ở tỉnh Thái Nguyên

Chất lượng và tốc độ chuyển dịch CCKT công nghiệp liên quan chặt chẽ với vốn đầu tư. Thực tế hiện nay đang có sự bất cập, vốn đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghiệp, chất lượng cũng như tốc độ chuyển dịch CCKT công nghiệp, hiệu quả đầu tư chưa cao. Sự hạn hẹp về vốn đầu tư là một bất cập lớn đối với mục tiêu chuyển dịch CCKT công nghiệp gắn với phát triển kinh tế.

Hiện nay, tỉnh đang phải gánh chịu hậu quả vì trước đây chưa quan tâm đầu tư cho SXCN phụ trợ, công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu, khiến cho các ngành công nghiệp điện tử, dệt may... vẫn chủ yếu là gia công cho đối tác nước ngoài; tỷ lệ nội địa hoá rất thấp hiệu quả sản xuất thấp, thiếu tính bền vững không cao; chưa có cơ chế đủ mạnh để thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư trong nước và nước ngoài nhằm phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, hàm lượng chất xám trong sản phẩm lớn; chưa có nhiều doanh nghiệp lớn có thương hiệu và uy tín.

Kênh huy động vốn cho đầu tư phát triển, chuyển dịch CCKT công nghiệp chưa phong phú, chủ yếu là đầu tư từ vốn vay ngân hàng. Nhiều hình thức huy động vốn chưa được khai thác mạnh như trái phiếu, trái phiếu địa phương, phát hành rộng rãi cổ phiếu. Nguồn vốn đầu tư trong dân chưa được

phát huy mạnh mẽ.

Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước còn hạn chế nên đầu tư không tập trung, thời gian đầu tư kéo dài ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư. Quá trình lập, thẩm định, phê duyệt, chấp nhận đầu tư, công tác quản lý đầu tư cũng còn nhiều hạn chế, bất cập, gây lãng phí, thất thoát vốn đầu tư làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả đầu tư. Sử dụng nguồn lực đất đai còn lãng phí, kém hiệu quả do công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh chưa khoa học và không sát với thực tế. Các thủ tục cấp giấy phép, giao đất, đền bù giải phóng mặt bằng, còn nhiều bất cập ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư.

Tài nguyên khoáng sản của Thái Nguyên quy mô, trữ lượng, chất lượng, phân bố không đủ điều kiện để xây dựng các nhà máy khai thác, sản xuất có quy mô lớn và trung bình, chỉ phù hợp với phát triển các cơ sở sản xuất với quy mô nhỏ có tính chất địa phương phục vụ cho nhu cầu tại chỗ. Công tác quản lý khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên khoáng sản còn nhiều bất cập không theo quy hoạch, kế hoạch ảnh hưởng tới môi trường.

Ba là, Mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao chất lượng và tốc độ chuyển dịch

CCKT ngành công nghiệp với tiềm lực khoa học công nghệ và giao dục đào tạo (các Trường đại học và các viện nghiên cứu trên địa bàn tỉnh) chưa được khai thác, chất lượng lao động thấp và tư duy năng động sáng tạo chưa cao của đội ngũ cán bộ quản lý trên cả hai tầm kinh tế vĩ mô và vi mô của tỉnh

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các doanh nghiệp sẽ không ngừng đầu tư trang thiết bị hiện đại, chất lượng, đồng thời sẽ mang lại nhiều tiện nghi cho người lao động. Kinh tế phát triển sẽ nâng cao mức lương trung bình và mức sống của người lao động. Song sự biến động nhanh của các yếu tố thị trường toàn cầu sẽ có tác động trực tiếp tới người lao động như việc mất đơn đặt hàng và doanh nghiệp phải ngừng sản xuất, người lao động lại bị mất việc, áp lực cạnh tranh đòi hỏi người lao động phải làm việc với cường độ, năng suất cao hơn. Phát triển kinh tế cũng tạo ra quy mô sản xuất lớn hơn, quan hệ giao

tiếp giữa người sử dụng lao động và người lao động ngày càng cách biệt hơn, thời gian cho các nhu cầu xã hội trong doanh nghiệp sẽ rất hạn chế. Một xu hướng là các nhà sản xuất sử dụng nhiều lao động sẽ mất dần lợi thế về nhân công rẻ sẽ di chuyển về vùng nông thôn hoặc sang các nước nghèo hơn, như vậy đòi hỏi người lao động cần phải có tay nghề cao hơn, trình độ chuyên môn sâu hơn mới có khả năng tìm được việc làm.

Một số thách thức đối với người lao động trong thời gian tới:

- Đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao hơn, nhất là khả năng sử dụng và khai thác vi tính, Internet, máy móc, thiết bị tinh vi hiện đại.

- Việc làm trong các ngành nghề sử dụng nhiều lao động sẽ giảm do lợi thế về nhân công rẻ dần mất đi.

- Người sử dụng lao động có quyền tuyển chọn lao động theo tiêu chuẩn của mình để bảo đảm lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh.

- Người sử dụng lao động tìm cách khai thác tối đa sức lực và khả năng của người lao động, giảm thiểu các chi phí cho sản xuất, trong đó có chi phí cho người lao động (hạn chế trả lương bằng cách tăng định mức sản xuất, giảm bớt các trang thiết bị bảo hộ lao động...), đồng thời đòi hỏi người lao động phải có cường độ lao động và năng suất ngày càng cao để nâng cao hiệu quả, tăng tính cạnh tranh.

- Đòi hỏi kỷ luật lao động ngày càng cao, theo nếp công nghiệp.

- Khả năng dễ bị mất việc nhiều hơn do các doanh nghiệp dễ bị phá sản trong cạnh tranh và biến động của kinh tế thế giới.

Bốn là, Sự bất cập giữa yêu cầu nâng cao chất lượng và tốc độ chuyển

dịch CCKT công nghiệp của tỉnh với cơ chế, chính sách và sự hỗ trợ chưa tương ứng của Nhà nước

Sự bất cập này thể hiện việc cơ sở hạ tầng KTXH của tỉnh vẫn chưa được đầu tư một cách đồng bộ và theo kịp với phát triển của kinh tế, yêu cầu để nâng cao chất lượng và tốc độ chuyển dịch CCKT công nghiệp, tốc độ đô thị hoá,

chưa phát huy tối đa hiệu quả đầu tư. Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển các khu công nghiệp không rõ ràng, nhiều nơi không có quy hoạch cụ thể, gây khó khăn cho việc giới thiệu địa điểm cho các nhà đâù tư phát triển công nghiệp, tạo tâm lý ngần ngại cho các nhà đầu tư. Thời gian làm thủ tục thuê đất đầu tư kéo dài. Vấn đề ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề cấp bách trong tình hình hiện nay.

Việc thực hiện các thủ tục hành chính còn chậm, vẫn còn tình trạng gây sách nhiễu đối với các nhà đầu tư. Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp, các sản phẩm chưa cao và còn bị một số rào cản, trong đó có một phần do những điều tiết can thiệp không thật sự cần thiết của các cơ quan nhà nước vào thị trường. Khả năng tiếp cận các thông tin về doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Các doanh nghiệp không dễ dàng tiếp cận được các các nguồn tín dụng ngân hàng, lý do chủ yếu là do thủ tục hành chính còn rườm rà.

Mức ngân sách để chi cho các khoản ưu đãi đầu tư chưa hấp dẫn và chưa kịp thời, dẫn đến các ưu đãi đầu tư chưa thực sự khuyến khích, ưu đãi đầu tư. Xúc tiến đầu tư còn dàn trải, mang tính hình thức, chưa thu hút được các ngành công nghiệp công nghệ có hàm lượng chất xám và giá trị cao.

Cải cách hành chính chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, chuyển dịch CCKT công nghiệp hiệu quả thấp. Việc thực thi pháp luật, bảo đảm hiệu lực hiệu quả các văn bản pháp luật còn nhiều yếu kém, công tác đôn đốc kiểm tra còn nhiều bất cập. Nhiều văn bản trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn có chỗ chưa chuẩn, chồng chéo, thiếu chế tài. Triển khai thực hiện cơ chế "một cửa" còn chậm, chưa đồng bộ, còn gây khó khăn, vướng mắc trong việc điều hành. Cơ chế chính sách về phân cấp quản lý chưa rõ ràng, đặc biệt là việc quy định trách nhiệm gắn với quyền hạn được phân cấp. Công tác quản lý nhà nước còn nhiều hạn chế, có lúc có nơi, có việc còn biểu hiện buông lỏng, nhất là công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chống tham nhũng, phiền hà.

Chương 4

GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CCKT CÔNG NGHIỆP GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH THÁI NGUYÊN

ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp gắn với phát triển kinh tế tỉnh thái nguyên đến năm 2020 (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)