Chỉ tiêu nghiên cứu đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp gắn với phát triển kinh tế tỉnh thái nguyên đến năm 2020 (Trang 45 - 49)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3 Chỉ tiêu nghiên cứu đề tài

2.3.1. Mức độ thay đổi của cơ cấu GRDP

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng, phản ánh toàn bộ kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất của tất cả các đơn vị thường trú trên địa bàn tỉnh/thành phố trong một thời kỳ nhất định; phản ánh các mối quan hệ trong quá trình sản xuất, phân phối thu nhập, sử dụng cuối cùng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trong phạm vi một tỉnh/thành phố.

Phương pháp tính: Theo giá thực tế Có 3 phương pháp tính tổng sản phẩm trên địa bàn là: phương pháp sản xuất, phương pháp thu nhập và phương pháp sử dụng. Về mặt lý thuyết thì có thể tính tổng sản phẩm trên địa bàn theo 3 phương pháp này. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay để tính cho một tỉnh/thành phố thì nguồn thông tin rất hạn chế và chưa đủ điều kiện để có thể vận dụng cả 3 phương pháp như đối với toàn bộ nền kinh tế nên việc tính tổng sản phẩm trên

địa bàn tỉnh/thành phố chủ yếu theo phương pháp sản xuất. - Phương pháp sản xuất:

Tổng sản phẩm trên địa bàn bằng (=) Tổng giá trị tăng thêm của tất cả các ngành kinh tế theo giá cơ bản cộng (+) thuế sản phẩm, thuế nhập khẩu trừ (-) trợ cấp sản phẩm phát sinh từ các đơn vị thường trú trong tỉnh/thành phố.

Công thức tính: GRDP = Tổng giá trị tăng thêm của tất cả các ngành + Thuế sản phẩm, thuế nhập khẩu của tỉnh/thành phố - Trợ cấp sản phẩm.

Giá trị tăng thêm là giá trị hàng hóa và dịch vụ mới sáng tạo ra của các ngành kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Giá trị tăng thêm là một bộ phận của giá trị sản xuất, bằng chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian, bao gồm: thu nhập của người lao động từ sản xuất, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất và thặng dư sản xuất. Giá trị tăng thêm được tính theo giá thực tế và giá so sánh.

- Theo giá so sánh Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh được tính qua những bước trung gian. Vì chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn hoặc giá trị tăng thêm không thể phân tích được thành các yếu tố giá và lượng, nên không có chỉ số giá phù hợp để giảm phát trực tiếp nên được tính gián tiếp bằng hiệu giữa giá trị sản xuất theo giá so sánh và chí phí trung gian theo giá so sánh (Phương pháp tính tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh bằng phương pháp sản xuất).

 Cơ cấu hay (kết cấu) nói chung là một phạm trù triết học phản ánh cấu trúc và các mối liên hệ tất yếu bên trong của một đối tượng.

Cơ cấu kinh tế là tổng thể các mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế.

Cơ cấu kinh tế có thể xem xét trên nhiều góc độ khác nhau:

- Cơ cấu kinh tế theo ngành kinh tế: Công nghiệp; Nông nghiệp; Dịch vụ.

- Cơ cấu theo thành phần kinh tế: Nhà nước, tập thể, tư nhân, cá thể... - Cơ cấu theo các lĩnh vực: Khu vực sản xuất, khu vực tích lũy, khu vực tiêu dùng.

Ngoài ra tùy theo nhu cầu phân tích, có thể xem xét những tiêu chí khác nhau như quy mô, sở hữu... để phân tích cơ cấu kinh tế.

* Để phản ảnh được về chất lượng và số lượng của các yếu tố, các bộ phận cấu thành của tổng thể, thông thường chỉ tiêu phản ảnh quy mô của tổng thể và bộ phận cấu thành được tính theo giá hiện hành.

Công thức tính:

Cơ cấu GRDP của ngành i = Tổng sản phẩm của ngành i x100 GRDP theo giá thực tế

* Tốc độ phát triển GRDP bình quân là tốc độ phát triển GRDP điển hình trong thời gian dài.

Công thức tính:

Tốc độ phát triển

GRDP bình quân =𝑛−1√𝑡2× 𝑡3× … × 𝑡𝑛 = 𝑛−1√∏𝑛𝑖=2𝑡𝑖 =𝑛−1√𝑇𝑛

Trong đó: 𝑡𝑖: Tốc độ phát triển GRDP liên hoàn qua các năm

2.3.2. Mức độ thay đổi của cơ cấu lao động

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn được đánh giá qua một chỉ tiêu rất quan trọng là cơ cấu lao động đang làm việc 3 trong nền kinh tế được phân bổ như thế nào vào các lĩnh vực sản xuất khác nhau. Một nền kinh tế đang phát triển không chỉ mở rộng một cách đơn thuần, mà cấu trúc của nền kinh tế đó cũng thay đổi. Những ngành công nghiệp mới xuất hiện và phát triển, còn các ngành công nghiệp cũ rút lui và biến mất. Cùng với những thay đổi này, nhiều loại hình nghề nghiệp khác nhau cũng xuất hiện và biến mất. Điều này có nghĩa: tăng trưởng đòi hỏi việc tái phân bổ liên tục sức lao động. “Nếu đầu tư, tiến bộ công nghệ và những thay đổi về thể chế là động cơ của tăng trưởng kinh tế thì chuyển dịch lao động là

dầu bôi trơn để động cơ đó luôn hoạt động. Không có dầu này, tăng trưởng không được duy trì liên tục".

Chỉ tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động không chỉ phản ánh xác thực hơn mức độ chuyển biến sang xã hội công nghiệp của một tỉnh mà còn ít bị ảnh hưởng bởi các nhân tố ngoại lai hơn chỉ tiêu thay đổi cơ cấu GRDP.

Công thức tính:

Cơ cấu lao động của ngành i = Tổng lao động của ngành i x100 Tổng số lao động của cả tỉnh

2.3.3. Mức độ thay đổi của cơ cấu hàng xuất khẩu

Trong điều kiện của một nền kinh tế đang phát triển, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu cũng được xem như một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá mức độ thành công của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, từ những mặt hàng sơ chế sang những loại sản phẩm chế biến dựa trên cơ sở công nghệ - kỹ thuật cao luôn được xem như một trong những thước đo rất quan trọng đánh giá mức độ thành công của chuyển dịch CCKT.

Bên cạnh ba chỉ tiêu chủ yếu trên, một nhóm các chỉ tiêu khác cũng thường được sử dụng để góp phần đánh giá tính hiệu quả của cơ cấu kinh tế với tư cách là kết quả của cơ cấu phân bổ các nguồn lực xã hội. Đó là các chỉ số về tốc độ tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động xã hội, chỉ số ICOR, mức độ tiêu hao năng lượng trên mỗi đơn vị GRDP được tạo ra, số chỗ việc làm mới được tạo ra, tỷ lệ thất nghiệp, tốc độ giảm nghèo…Những chỉ tiêu này vốn là những chỉ tiêu tổng hợp phân tích tình hình phát triển kinh tế của đất nước, nhưng trong một chừng mực nhất định, chúng góp phần đáng kể vào việc đánh giá tính hiệu quả của cơ cấu kinh tế đang được xây dựng của nền kinh tế.

Chương 3

THỰC TRẠNG ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CÔNG NGHIỆP GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

TỈNH THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp gắn với phát triển kinh tế tỉnh thái nguyên đến năm 2020 (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)