Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng của chuyển dịch CCKTcông nghiệp đến kinh tế ở tỉnh
3.2.3. Sự thay đổi trong tương quan về tỷ lệ giữa các ngành CN
Giai đoạn 2010 - 2016, công nghiệp của tỉnh tiếp tục phát triển, đạt được thành tựu mới. Quy mô và tỷ trọng công nghiệp ngày càng lớn trong cơ cấu tổng sản phẩm (GRDP) của tỉnh. Cơ cấu công nghiệp tỉnh chuyển dịch theo
hướng tích cực, hướng vào xuất khẩu, năng lực trình độ sản xuất được nâng lên đáng kể cả về bề rộng và chiều sâu, sản phẩm đa dạng và sức cạnh tranh được tăng cường, đã tạo được thương hiệu trong nước và quốc tế, điển hình là điện tử, may mặc, xi măng, sắt thép...
Tương quan về tỷ lệ giữa các ngành công nghiệp có sự thay đổi theo hướng tích cực cả về số lượng, giá trị tăng thêm và giá trị sản xuất trong ngành công nghiệp. Về số lượng cơ sở công nghiệp: Số cơ sở công nghiệp khai khoáng giảm dần, năm 2010 có 330 cơ sở, chiếm 3,2%; năm 2014 có 82 cơ sở, bằng 0,65%; năm 2016 có 66 cơ sở, còn 0,57%. Số lượng cơ sở công nghiệp chế biến tăng đáng kể, năm 2010 có 9.832 cơ sở, chiếm 95,7%; năm 2014 có 12.401 cơ sở, chiếm 98,8%; năm 2016 là 11.424 cơ sở, đạt 98,8%. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện giảm chậm, năm 2010 có 84 cơ sở, chiếm 0,82%; năm 2014 có 44 cơ sở, đạt 0,35%; năm 2016 là 43 cơ sở, đạt 0,37%.
Về vốn đầu tư phát triển cũng có sự thay đổi về tỷ lệ tương quan giữa các ngành công nghiệp. Năm 2010, vốn đầu tư cho công nghiệp khai khoáng chiếm 2,1% tổng vốn đầu tư trên địa bàn, giảm dần đến năm 2016 còn 1,3%; vốn đầu tư cho công nghiệp chế biến từ 45,4% tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn, tăng lên 76,1% năm 2016; vốn đầu tư cho công nghiệp sản xuất và phân phối điện giảm, từ năm 2010 là 8%, năm 2016 giảm xuống 2,43%.
Giá trị sản xuất theo các ngành và phân ngành công nghiệp; giá trị tăng thêm (GRDP) công nghiệp giai đoạn 2010 - 2016 cũng tăng theo tỷ lệ tương ứng.
Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành cũng có sự thay đổi theo tỷ lệ tương ứng: Giá trị sản xuất công nghiệp khai khoáng năm 2010 là 4,5%, năm 2014 là 1,2%, năm 2016 còn 0,39%. Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo năm 2010 là 92,1%, năm 2014 là 98,02%, năm 2016 là 98,9%, trong đó công nghiệp điện tử, trang phục tăng mạnh.
Bảng 3.13: Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp
Đơn vị tính: %
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
TỔNG SỐ - TOTAL 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Công nghiệp khai khoáng 4,6 8,1 9,1 8,4 1,2 0,7 0,4
Công nghiệp chế biến chế tạo 92,1 91,2 90,1 90,8 98,0 98,7 98,9
Sản xuất chế biến thực phẩm, đồ
uống 4,9 5,0 4,7 5,7 0,9 0,6 0,5 Sản xuất trang phục 3,1 2,8 5,1 5,9 1,1 0,7 0,6 Chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ
tre nứa, sản xuất sản phẩm từ rơm rạ và vật liệu tết bện 1,3 1,2 1,5 2,2 0,4 0,2 0,2 Sản Xuất giấy và sản phẩm từ giấy 1,4 1,0 1,3 1,7 0,2 0,1 0,2 Sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất 3,3 6,7 6,6 6,9 0,8 0,3 0,3 Sản xuất SP từ khoáng phi kim
loại khác 10,5 11,1 13,3 15,9 2,6 1,3 1,1 Sản xuất kim loại 53,3 47,2 44,6 37,6 7,4 4,0 3,8 Sản xuất SP từ kim loại đúc sẵn
(trừ MMTBị) 5,3 6,6 4,7 5,3 1,0 0,6 0,6 SX SPđiện tử, máy vi tính và
SPquang học 0,0 0,0 0,0 0,0 81,9 89,5 90,4 Sản xuất thiết bị điện 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,2 0,2 Sản xuất xe có động cơ rơ móc 5,5 5,7 5,4 5,5 0,9 0,5 0,4 Sản xuất giường tủ bàn ghế 1,5 1,5 1,3 2,0 0,3 0,2 0,2 Công nghiệp chế biến, chế tạo
khác (Sản xuất dụng cụ y tế…) 1,4 1,4 0,9 1,2 0,2 0,2 0,1 Sản xuất phân phối điện khí đốt
nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí
2,6 2,8 2,8 3,3 0,7 0,5 0,7
Cung cấp nước; hoạt động quản
lý và xử lý rác thải, nước thải 0,7 0,6 0,8 0,8 0,1 0,1 0,1
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Cục Thống kê Thái Nguyên)
Tuy có sự thay đổi trong tương quan về tỷ lệ giữa các ngành công nghiệp theo hướng tích cực trong chuyển dịch CCKT công nghiệp. Song chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh còn thấp, sự thay đổi tương quan chưa bền vững; tỷ lệ ngành sản xuất gia công và mức độ phụ thuộc vào nguyên liệu và thị trường còn lớn, tỷ lệ nội địa hóa thấp. Sức cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm không cao, ít sản phẩm có hàm lượng chất xám và công nghệ cao.