Tòa án hành chính theo pháp luật Cộng hòa Pháp

Một phần của tài liệu Nguyên tắc độc lập của tòa hành chính ở việt nam hiện nay (Trang 43 - 45)

Cộng hòa Pháp là một trong những quốc gia có hệ thống Tòa án hành chính phát triển từ lâu đời và hoạt động có hiệu quả cao. “Tòa án hành chính là công cụ đắc lực giải quyết các khiếu kiện của công dân, tổ chức đối với cơ quan hành chính và công chức hành chính nhà nước, bảo vệ quyền công dân, quyền con người”42. Hệ thống Tòa án Pháp được tổ chức điển hình theo mô hình nhị nguyên, trong đó, tồn tại hai hệ thống Tòa án có chức năng xét xử riêng biệt, độc lập lẫn nhau cả về thẩm quyền lẫn quy trình tuyển chọn các viên chức của Tòa án tư pháp và Tòa án hành chính; người Pháp gọi đây là mô hình Kim tự tháp đôi43. Trong mô hình này, tài phán tư pháp sẽ xét xử các vụ án liên quan đến dân sự, hình sự; còn tài phán hành chính sẽ xét xử các vụ án liên quan đến hành chính. Mô hình tổ chức như trên làm nổi bật các đặc điểm đặc trưng của tài phán hành chính và phát huy có hiệu quả

41 Đối với các vụ án hành chính quy định tại Điều 135 Luật Tố tụng hành chính 2015 thì không cần phải tổ chức đối thoại.

42 Bùi Huy Khiên (2010), “Về Tòa án hành chính của Cộng hòa Pháp và kinh nghiệm cho Việt Nam”, Quản lý nhà nước, (177), tr. 65.

vai trò của cơ quan tài phán hành chính. Hệ thống Tòa án hành chính ở Pháp44 được tổ chức theo mô hình cấp xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính lãnh thổ, mỗi tòa đều có thẩm quyền riêng biệt và không tòa nào phải chịu trách nhiệm trước tòa nào. Tham chính viện được coi là đỉnh chóp của hệ thống tài phán hành chính, là Tòa án hành chính tối cao, tồn tại song song bên cạnh Tòa án tư pháp – đỉnh chóp của hệ thống tòa án thường; hai nhánh tòa này là hai bộ phận độc lập và không phụ thuộc nhau.

Tham chính viện là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết kháng nghị giám đốc thẩm đối với các quyết định xét xử chung thẩm của mọi Tòa án hành chính. Và khác với Tòa phá án trong Tòa án tư pháp, nếu thấy có lợi cho công tác quản lý xét xử thì sau khi hủy bỏ án hành chính Tham chính viện có thể trực tiếp xét xử lại vụ án đó45. Trong một số trường hợp, khi có yêu cầu từ Tòa án hành chính phúc thẩm hay Tòa án hành chính sơ thẩm liên tỉnh thì Tham chính viện còn có thẩm quyền đưa ra ý kiến hướng dẫn giải quyết vụ việc. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đây chỉ là ý kiến hướng dẫn của Tham chính viện chứ không phải hành vi “thỉnh án” từ cấp dưới đối với cấp trên; các tòa cấp dưới có thể tham khảo ý kiến đó và không bắt buộc phải tuân theo, đảm bảo cho quá trình xét xử độc lập giữa cấp trên với cấp dưới, không xảy ra việc “chạy án” hay “chỉ thị án”.

Sự độc lập của Tòa án hành chính Pháp được thể hiện trong mối quan hệ giữa Tòa án hành chính với các cơ quan khác và đồng thời cũng được thể hiện trong quy trình đào tạo và bồi dưỡng Thẩm phán hành chính. Trong quá trình tuyển dụng và đào tạo Thẩm phán hành chính cũng có sự khác biệt giữa Tòa án hành chính tối cao và các Tòa hành chính cấp dưới. Hình thức tuyển dụng đối với Thẩm phán hành chính chủ yếu thông qua ba cơ chế bao gồm thi tuyển, tuyển dụng bên ngoài và tuyển dụng tạm thời. Sau khi kết thúc quá trình tuyển dụng thì các Thẩm phán hành chính sẽ được đào tạo, ngoài đào tạo bồi dưỡng như các Thẩm phán của Tòa án tư pháp thì tất cả các Thẩm phán hành chính trước khi được phân công công tác tại một Tòa án đều phải được đào tạo ban đầu kéo dài 6 tháng bao gồm 450 giờ cả lý thuyết lẫn thực hành.

Thẩm phán hành chính đòi hỏi là những người có chuyên môn sâu về quản lý công và luật hành chính hoặc một số khác là công chức của các cơ quan hành chính

44 Hệ thống Tòa án hành chính ở Pháp gồm hai loại là Tòa án hành chính có thẩm quyền chung và Tòa án hành chính có thẩm quyền chuyên biệt. Tòa án hành chính có thẩm quyền chung giải quyết hầu hết các vụ việc hành chính còn Tòa án hành chính chuyên biệt là những Tòa án có thẩm quyền đặc thù trong những lĩnh vực nhất định bao gồm Tòa kiểm toán; Tòa kỷ luật, ngân sách và tài chính; Ủy ban quốc gia về giải quyết tranh chấp về dịch vụ y tế và xã hội; Ủy ban trung ương về giải quyết khiếu kiện của người tỵ nạn.

45

Thái Vĩnh Thắng (2008), “Tổ chức Tòa hành chính của Cộng hòa Pháp và một số kinh nghiệm có thể áp dụng cho Tòa hành chính ở Việt Nam”, Nhà nước và pháp luật, (03), tr. 15.

nhà nước đã qua một số năm công tác và có bằng đại học liên quan. Quy trình bổ nhiệm Thẩm phán hành chính cũng rất khắt khe, Thẩm phán Tòa án hành chính tối cao sẽ do Hội đồng Bộ trưởng chỉ định trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp còn Thẩm phán hành chính sơ thẩm và Thẩm phán hành chính phúc thẩm sẽ do Tổng thống bổ nhiệm dựa theo đề nghị của Hội đồng tối cao các Tòa án hành chính và các Tòa án hành chính phúc thẩm46. Để trở thành Thẩm phán hành chính trước khi được Tổng thống bổ nhiệm phải được sự đồng ý của tất cả 12 thành viên của Hội đồng cũng là một điều rất khó. Đồng thời, để đảm bảo sự độc lập trong hoạt động của mình, Thẩm phán hành chính được bổ nhiệm suốt đời, từ lúc bổ nhiệm đến khi nghỉ hưu thì Thẩm phán sẽ không bị miễn nhiệm trừ khi có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Cộng hòa Pháp cũng chú trọng đến vấn đề về chế độ tiền lương của Thẩm phán hành chính. Nhà nước không cho phép Thẩm phán có thu nhập ngoài lương, vì vậy lương của Thẩm phán hành chính rất cao, đủ để họ trang trải cuộc sống và đảm bảo cho Thẩm phán toàn tâm, toàn ý với công việc và không phải chịu bất kỳ sự tác động nào trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Điều đặc biệt hơn, ngay khi mới được tuyển vào đào tạo Thẩm phán trong thời gian 6 tháng, Nhà nước đã trả lương cho Thẩm phán hành chính.

Ngoài ra, trong hoạt động thi hành án hành chính, luật của Pháp cũng đã trao cho Thẩm phán hành chính nhiều quyền hơn. Theo đó, Thẩm phán được đặt ra các biện pháp nghiêm ngặt để bắt buộc cơ quan hành chính bị kiện phải có nghĩa vụ chấp hành các phán quyết của tòa, chẳng hạn như có thể phạt tiền hoặc yêu cầu xử lý hình sự đối với các cán bộ có thẩm quyền cố tình vi phạm công tác thi hành án, áp dụng các biện pháp phòng ngừa thông qua phương tiện thông tin đại chúng… nhằm đảm bảo được giá trị thực thi của các phán quyết trên thực tế và nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử của Thẩm phán hành chính.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc độc lập của tòa hành chính ở việt nam hiện nay (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)